Bệnh đi tướt ở trẻ sơ sinh là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khiến nhiều mẹ khá lo lắng quan tâm về cách nhận biết, cũng như nguyên nhân và cách điều trị của bệnh. Bệnh đi tướt ở trẻ sơ sinh là một loại bệnh liên quan đến bệnh đường ruột thường gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh sẽ không gây nguy hiểm gì cho trẻ nếu được nhận biết và điều trị kịp thời. Nếu bạn đang có con nhỏ và bạn cũng đang bận tâm đến vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu về bệnh đi tướt ở trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
1. Thế nào gọi là đi tướt ở trẻ sơ sinh?
Bệnh đi tướt ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng hoàn toàn phổ biến ở trẻ nhỏ, thường hay xảy ra với những trẻ đang trong giai đoạn tập lẫy và mọc răng.
Biểu hiện của hiện tượng đi tướt ở trẻ sơ sinh khá giống với các triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn đường ruột dẫn đến tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Do đó, trẻ sơ sinh đi tước cũng sẽ có các biểu hiện như: Trẻ đi ngoài nhiều lần, nhiều hơn 5 – 7 lần/ ngày.
Tuy nhiên, khi bị đi tướt, trẻ vẫn có thể ăn uống và vui chơi bình thường. Trẻ không bị sốt và cũng không hề quấy khóc, đồng thời phân thường có màu vàng ngả dần sang xanh giống như màu xanh hoa cải nhưng không có hiện tượng phân sống, nhầy và nhiều bọt như khi bị tiêu chảy.
2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đi tướt
Bệnh đi tướt ở trẻ sơ sinh thường diễn ra trong giai đoạn trẻ đang mọc răng vì lúc này nước bọt của trẻ tiết ra nhiều hơn, khi đó, sẽ có một loại enzym được phóng thích và khi trẻ nuốt loại enzym đó vào cơ thể, đường ruột sẽ lập tức phản ứng lại và xuất hiện hiện tượng đi tướt.
3. Điều trị cho trẻ sơ sinh bị bệnh tướt
Như đã nói trên, bệnh đi tướt ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh hoàn toàn phổ biến và rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Do đó, khi trẻ mắc bệnh này, mẹ không cần quá lo lắng.
Vì phần lớn trẻ sơ sinh bị bệnh tướt là để báo hiệu khi trẻ bước vào một giai đoạn phát triển mới. Mẹ có thể điều trị bệnh tướt cho trẻ sơ sinh bằng một số cách sau:
3.1 Ngưng cho trẻ uống sữa ít nhất 2 ngày đầu kể từ khi thấy trẻ bị tướt
Trẻ bị tướt chủ yếu do cơ thể phản ứng với một loại enzym tiết ra từ nước bọt, và loại enzym này rất có thể cũng chứa trong sữa mẹ hoặc các loại sữa công thức. Do đó, khi thấy trẻ có dấu hiệu bị tướt, mẹ nên tạm thời ngưng cho trẻ uống sữa ít nhất 2 ngày đầu để quan sát tình trạng và diễn biến của bệnh.
- Nếu sau khi ngưng sữa, tình trạng bệnh của trẻ vẫn không thay đổi thì mẹ có thể tiếp tục cho trẻ uống sữa vì lúc này, thành phần của sữa không là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bị tướt ở trẻ sơ sinh.
- Nếu sau khi ngưng sữa, tình trạng bệnh của bé có dấu hiệu thuyên giảm thì mẹ nên tiếp tục hạn chế cho trẻ uống sữa mà thay vào đó là cho trẻ uống các loại nước để bổ sung nước cho cơ thể.
3.2 Bổ sung nước cho cơ thể bé
Như đã nói trên, để thay thế sữa mẹ trong quá trình trị bệnh đi tướt ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước đường. Ngoài ra, cần tăng cường cho trẻ các loại nước tốt cho cơ thể, tăng lượng điện giải mà vẫn đủ chất dinh dưỡng như nước cà rốt chín, nước có pha muối khoáng… để tránh tình trạng trẻ bị sụt cân do ngưng sữa.
3.3 Cho trẻ ăn các loại thức ăn chống tiêu chảy
Đối với những trẻ trên 5 tháng tuổi, đã bước vào thời kì ăn dặm, mẹ có thể điều trị bệnh tướt ở trẻ sơ sinh bằng cách cho trẻ ăn những loại thức ăn chống tiêu chảy như khoai lang, chuối… để cắt giảm tình trang đi ngoài lỏng và đi ngoài liên tục của trẻ.
Khi áp dụng cách này để điều trị, mẹ cần lưu ý là phải phải nghiền thật nhuyễn thức ăn trước khi cho trẻ ăn để tránh tình trạng trẻ bị hóc hoặc nghẹn. Trong trường hợp trẻ ăn dặm mà bị nôn ói thì mẹ nên chọn các loại thức ăn lạnh để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của trẻ.
Khi điều trị bệnh tướt ở trẻ sơ sinh, mẹ lưu ý rằng, với các cách điều trị trên, mẹ chỉ nên thực hiện tối đa trong 2 ngày. Nếu sau khoảng thời gian đó, tình trạng bệnh của trẻ vẫn không thuyên giảm kèm theo các hiện tượng mới như trẻ quấy khóc, không chịu ăn uống, phân sống, loãng và có bọt. Thời gian đi tướt kéo dài hơn một tuần thì lúc này, mẹ cần đưa trẻ ngay đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, xem xét và xử lý kịp thời.
Xem thêm bài viết:
- Nên cho trẻ uống sữa ít béo hay sữa nguyên kem?
- Giữ cơm trưa an toàn thực phẩm cho trẻ
- Thể dục cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt
Nguồn: verywellfamily