Nang naboth cổ tử cung là bệnh lý phụ khoa rất thường gặp ở phụ nữ mọi lứa tuổi, gặp trong 12% những lần chụp cộng hưởng từ (MRI) vùng chậu thường quy, thường là lành tính. Tuy nhiên, nếu u nang nhiều và lớn cần được điều trị phù hợp.
Cùng MedPlus tìm hiểu về bệnh lý phổ biến này nhé!
Tìm hiểu chung
Nang naboth cổ tử cung là gì?
Nang naboth còn được gọi là u biểu mô. Đây là những cục u nhỏ, chứa đầy dịch nằm ở trên bề mặt hoặc trong ống cổ tử cung.
Hầu hết phụ nữ đều có nang naboth nhỏ, lành tính và không đáng ngại. Nang này phổ biến hơn ở phụ nữ đã sinh con, phụ nữ mãn kinh có niêm mạc cổ tử cung mỏng dần theo tuổi tác.
Tuy nhiên cũng có một số ít trường hợp nang naboth là đáng lo và cần được điều trị thận trọng.
Triệu chứng
Triệu chứng nang naboth gồm những gì?
Mỗi nang naboth là một cục u màu trắng, hình nhẫn. Kích thước của nang thường nhỏ, chỉ có đường kính khoảng vài milimet, nhưng cũng có thể dài tới 4cm hoặc hơn. Bên trong chúng chứa đầy chất nhầy có màu từ vàng nhạt đến hổ phách.
Trên cổ tử cung có thể xuất hiện đồng thời nhiều nang naboth.
Nhiều u nang và lớn nằm bên trong mô đệm cổ tử cung có thể khiến cổ tử cung rộng mở. Chúng thường bị nhầm với ung thư cổ tử cung hoặc khối u khác vì gây ra các triệu chứng tương tự như khó thở, đau vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường và tăng tiết dịch âm đạo. Ngoài ra, khi nang đè lên trực tràng sẽ dẫn đến đại tiện bất thường, hay mót rặn, bí tiểu, vô kinh và đau bụng dưới.
Nang naboth cổ tử cung có nguy hiểm không?
Dù rất hiếm gặp biến chứng nhưng trên thực tế cũng ghi nhận một vài biến chứng của bệnh này, khi u nang có kích thước khổng lồ. Đó là:
- Tụ máu
- Tắc nghẽn đường chuyển dạ của thai phụ
- Chèn ép trực tràng
- Chảy máu tử cung bất thường
- Bí tiểu mãn tính.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra nang naboth cổ tử cung?
Trên niêm mạc cổ tử cung chứa rất nhiều tuyến và tế bào tiết ra chất nhờn. Khi lớp tế bào biểu mô vảy của cổ tử cung tăng sinh, chúng sẽ che phủ các tuyến này, làm tuyến nhờn bị bịt kín lại và tích tụ đầy dịch ở bên trong và tạo thành các nang naboth trên cổ tử cung.
Nguyên nhân khiến biểu mô vảy tăng sinh là do tình trạng viêm mãn tính kéo dài, gặp phải trong quá trình chữa lành viêm cổ tử cung mãn tính. Ngoài ra, nang naboth có triệu chứng cũng có thể là biến chứng muộn của phẫu thuật cắt gần như toàn bộ tử cung.
Chẩn đoán và điều trị
Các kỹ thuật chẩn đoán nang naboth cổ tử cung
Khi khám phụ khoa, các bác sĩ sẽ thấy khối u nhỏ, hình nhẫn tròn đứng riêng lẻ hoặc tập hợp thành các cục u ở trên bề mặt cổ tử cung.
Một số ít trường hợp cần phải làm xét nghiệm hình ảnh gồm siêu âm đầu dò qua ngã âm đạo và chụp cộng hưởng từ MRI. MRI giúp phân biệt tăng trưởng nội sinh và ngoại sinh, và giữa nang bình thường với khối u bất thường.
Nếu nghi ngờ ung thư và kết quả chụp MRI chưa thể khẳng định chắc chắn, bác sĩ có thể lấy nang ra ngoài (sinh thiết), tiến hành cấy ghép và nạo nội mạc tử cung để kiểm tra kỹ hơn.
Một vài trường hợp rất hiếm khác có u nang cổ tử cung lớn, nằm sâu, những xét nghiệm kể trên không thể loại trừ bệnh ung thư thì buộc phải phẫu thuật mở bụng để thăm dò và cắt cổ tử cung.
Điều trị nang naboth cổ tử cung bằng cách nào?
Với những nang nhỏ thường là lành tính và không cần phải điều trị.
Nếu có nhiều u nang hoặc u nang kích thước lớn và gây ra đau, hoặc không thể loại trừ được có phải bệnh ung thư hay không thì phải can thiệp. Phương pháp chủ yếu xử lý nang naboth là dẫn lưu dịch trong nang ra ngoài qua đường âm đạo. Trong trường hợp nang naboth khiến thai phụ sắp sinh gặp trục trặc khi chuyển dạ cũng dùng dẫn lưu để xử lý. Rủi ro của dẫn lưu là để lại sẹo và có thể gây đau về sau.
Nếu u nang sâu hoặc u nang lớn quá mức, cần phải sinh thiết để đồng thời phân tích xem có phải ung thư không và loại bỏ luôn các nang này.
Phòng ngừa
Phòng ngừa nang naboth cổ tử cung bằng cách nào?
HIện không có cách để ngăn chặn sự xuất hiện của những u nang này. Tuy nhiên, mỗi người phụ nữ nên đi khám sức khỏe sinh sản định kỳ, sớm phát hiện ra bất thường và điều trị khi cần thiết.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn: Nabothian cyst
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: