Giấc ngủ chiếm đến 1/3 thời gian cuộc đời mỗi người và có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Ngủ ít, thiếu ngủ sẽ khiến bạn lừ đừ, mệt mỏi và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý. Vậy thay vì ngủ ít, ngủ nhiều có tốt không?
Ngủ nhiều có tốt không sẽ còn phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng thể chất của mỗi người. Trong bài viết sau, chúng ta hãy cùng làm rõ thắc mắc này để bạn có cơ sở điều chỉnh lịch ngủ và thời gian ngủ phù hợp hơn nhé.
Dấu hiệu cho thấy bạn đang ngủ quá nhiều
Giấc ngủ là khoảng thời gian cần thiết để cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi sau một ngày dài. Một giấc ngủ ngon và sâu sẽ là liều thuốc tự nhiên giúp bạn vượt qua mệt mỏi và căng thẳng.
Bạn cần ngủ bao nhiêu là đủ?
Thời gian ngủ của mỗi người là không giống nhau. Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:
Di truyền: Gen di truyền có thể tác động đến nhịp sinh học và chu kỳ ngủ, hai yếu tố chính trong hệ thống giấc ngủ của bạn.
Tuổi tác: Tùy vào độ tuổi mà thời lượng giấc ngủ tiêu chuẩn hàng ngày sẽ có sự khác biệt. Cụ thể như sau:
- Trẻ mới sinh: 14 – 17 tiếng
- Trẻ vào độ tuổi tập đi: 12 – 15 tiếng
- Trẻ vào độ tuổi mẫu giáo: 10 – 13 tiếng
- Trẻ bắt đầu đi học: 9 – 11 tiếng
- Người lớn: 7 – 9 tiếng
- Người cao tuổi: 6 – 7 tiếng
Cường độ hoạt động: Giấc ngủ cũng được xem là một dạng năng lượng thể chất và tinh thần. Đây là khoảng thời gian cần thiết để cơ thể hồi phục sau rất nhiều hoạt động diễn ra trong ngày. Bạn càng hoạt động nhiều thì bạn sẽ cần phải ngủ nhiều hơn.
Tình trạng sức khỏe: Khi gặp phải các vấn đề về sức khỏe, bạn sẽ cần phải nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường. Đặc biệt là nếu bạn gặp phải các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh hoặc các căn bệnh mãn tính như viêm khớp hay ung thư.
Lối sống: Căng thẳng có thể khiến bạn khó ngủ, nhưng thật ra đây lại là lúc bạn cần phải ngủ nhiều hơn. Không chỉ có những biến động tiêu cực mới khiến bạn ngủ quá nhiều. Nhu cầu giấc ngủ cũng sẽ tăng khi bạn trải qua những thay đổi lớn trong cuộc sống như vừa kiếm được việc, kết hôn…
Dấu hiệu bạn đang ngủ quá nhiều
Đa số người trưởng thành cần ngủ khoảng 7 – 9 tiếng mỗi đêm. Nếu thời gian ngủ của bạn nhiều hơn 9 tiếng kèm theo một hoặc nhiều các triệu chứng dưới đây, có thể bạn đang ngủ quá nhiều và cần có biện pháp để điều chỉnh giờ ngủ hợp lý hơn:
- Thấy khó chịu cả ngày
- Khó thức dậy vào buổi sáng
- Cảm giác uể oải thường xuyên
- Gặp khó khăn với việc tập trung.
Đôi khi, bạn có thể bị thiếu ngủ vì lý do gì đó. Việc ngủ bù lại nhiều giờ đồng hồ sau đó vẫn là điều bình thường nếu việc này xảy ra không quá thường xuyên.
Ngủ nhiều có tốt không?
Ngủ nhiều có tốt không? Bạn có thể chịu ảnh hưởng không tốt nếu thường xuyên buồn ngủ cả đêm lẫn ngày. Một số căn bệnh nghiêm trọng, thậm chí nguy cơ tử vong là tác hại của ngủ nhiều thường thấy.
• Bệnh tiểu đường: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngủ không đủ hoặc ngủ quá nhiều mỗi đêm đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
• Béo phì: Ngủ quá nhiều cũng sẽ làm tăng nguy cơ khiến bạn bị béo phì. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người ngủ hơn 9 hoặc 10 giờ mỗi đêm có nguy cơ bị béo phì cao hơn 21% trong khoảng thời gian 6 năm so với những người ngủ từ 7 đến 8 giờ.
• Nhức đầu: Đối với một số người dễ bị đau đầu, ngủ lâu hơn bình thường vào cuối tuần hoặc kỳ nghỉ có thể khiến bạn bị đau đầu thường xuyên. Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này là do ảnh hưởng của giấc ngủ đối với một số chất dẫn truyền thần kinh trong não, trong đó có serotonin. Nếu giấc ngủ ban đêm của bạn bị gián đoạn, đồng thời bạn lại ngủ quá nhiều vào ban ngày thì bạn sẽ thường thấy mình bị đau đầu vào buổi sáng.
• Trầm cảm: Ngủ nhiều có tốt cho tinh thần không? Hoàn toàn không nhé! Khoảng 15% những người ngủ quá nhiều có nguy cơ bị trầm cảm.
• Bệnh tim: Một nghiên cứu sức khỏe với sự tham gia của gần 72.000 phụ nữ nhận thấy những phụ nữ ngủ từ 9 đến 11 giờ mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cao hơn 38% so với những phụ nữ ngủ 8 tiếng.
• Tử vong: Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người ngủ từ 9 giờ trở lên mỗi đêm có tỉ lệ tử vong cao hơn đáng kể so với những người ngủ 7 đến 8 giờ mỗi đêm. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trầm cảm và các khó khăn tài chính cũng có thể khiến bạn thường xuyên buồn ngủ. Do đó, những yếu tố này có thể liên quan đến sự gia tăng tỉ lệ tử vong ở những người ngủ quá nhiều.
Giấc ngủ là thời gian cần thiết để cơ thể phục hồi và lấy lại năng lượng. Vì vậy, bạn cần chủ động sắp xếp thời gian ngủ hợp lý để có thể tận dụng khoảng thời gian này. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “ngủ nhiều có tốt không”.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn: Causes and Effects of Oversleeping
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: