Còi xương là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu vitamin D hoặc rối loạn chuyển hóa vitamin D trong cơ thể. Nó làm trẻ chậm lớn, chậm biết đi, chân vòng kiềng,…Cùng Medplus tìm hiểu nguyên nhân chính gây ra còi xương.
Bệnh còi xương là gì?
Còi xương là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu vitamin D hoặc rối loạn chuyển hóa vitamin D trong cơ thể. Căn bệnh này hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi.
Vitamin D là loại vitamin tan trong chất béo. Nó có trong thức ăn từ động vật như cá, gan, trứng, sữa,… Vitamin D là một nhóm gồm từ D2 – D7. Trong đó 2 chất có hoạt tính mạnh nhất là D2 và D3. Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo xương. Vì tác dụng tăng hấp thu canxi và photpho ở ruột, tăng tái hấp thu canxi ở thận, tham gia vào quá trình canxi hóa sụn tăng trưởng nên nó rất quan trọng trong sự phát triển hệ xương của trẻ em.
Khi thiếu vitamin D, ruột không hấp thu đủ canxi và photpho. Điều này làm canxi máu giảm và canxi trong xương bị huy động để ổn định nồng độ canxi máu. Điều này dẫn tới bệnh còi xương ở trẻ em. Tệ hơn là làm trẻ chậm lớn, chậm biết đi, chân vòng kiềng,…
Còi xương sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng cho trẻ sau khi lớn lên. Vì vậy các bậc làm ba mẹ cần chú ý những nguyên nhân gây ra còi xương ở con trẻ. Cùng Medplus tìm hiểu các nguyên nhân chính gây ra còi xương:
Nguyên nhân 1: Thiếu vitamin D
Vitamin D là yếu tố giúp tạo xương. Ngoài vitamin D cung cấp từ nguồn thức ăn. Vitamin D còn được cơ thể tự tổng hợp dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời.
Vitamin D tồn tại dưới 2 dạng là cholecalciferol (vitamin D3) và ergocalciferol (vitamin D2). D3do nhân tạo tăng cường vào thực phẩm, cả hai dạng được gọi chung là calciferol. D2 từ động vật.
Nguyên nhân thiếu vitamin D:
Thiếu ánh nắng mặt trời: đây là nguyên nhân hay gặp nhất do thói quen kiêng cữ, sợ trẻ tiếp xúc nắng sớm sẽ hay bị ốm. Điều này rất đáng buồn vì nước ta là nước nhiệt đới hầu như quanh năm ánh nắng thừa thãi vậy mà tỷ lệ còi xương vẫn cao chỉ vì thiếu hiểu biết không cho con trẻ phơi nắng.
Các bà mẹ cần lưu ý trẻ 2 tuần tuổi đã cần được phơi nắng: tốt nhất là vào buổi sáng (khoảng 7h-8h). Nếu không có thời gian thì buổi chiều (khoảng 4h-5h). Trung bình yêu cầu 2 tiếng/tuần hay 10-15’/ngày tùy vào khả năng phơi nắng của trẻ và mức độ phát triển xương vận động. Nếu trẻ ít ốm hoặc trẻ có biểu hiện của chớm còi xương có thể phơi nắng lâu hơn.
Trẻ bú mẹ hoàn toàn nhưng nguồn vitamin D trong sữa mẹ thấp do mẹ không /ít tiếp xúc ánh nắng.
Nguyên nhân 2: Sai lầm trong chế độ ăn dặm của trẻ
+ Ăn sữa bò ở trẻ dưới 1 tuổi: là lứa tuổi nhu cầu vitamin D đang rất cao và nguồn dự trữ canxi. Cũng có thể thiếu hụt ở trẻ đẻ nhẹ cân, đẻ non vì vậy ở những trẻ này rất dễ thiếu vitamin D dẫn đến còi xường.
+ Trẻ ăn quá nhiều chất bột, đạm (thịt) gây tình trạng toan chuyển hóa à tăng đào thải canxi ra nước tiểu.
Các yếu tố thuận lợi khác: tuổi (càng nhỏ càng dễ bị còi xương), đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, bệnh nhiễm khuẩn, trẻ rối loạn tiêu hoá kéo dài.
Xem thêm Bệnh còi xương ở trẻ sơ sinh
Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!
Nguồn tổng hợp WebMD