Tai biến mạch máu não là bệnh lý gây tử vong đứng top 10 thế giới theo thống kê hàng năm của tổ chức y tế thế giới WHO. Bệnh nhân tai biến nếu không được cấp cứu đúng cách và kịp thời sẽ có thể để lại những những biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể, trong trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tử vong. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu bị tai biến có nguy hiểm không? cách điều trị bỏng như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.
Bệnh tai biến mạch máu não là gì?
Tai biến mạch máu não là một tình trạng mà ngày càng có nhiều người mắc phải. Đáng tiếc là không phải ai cũng hiểu rõ bản chất tai biến là gì và người bệnh tai biến cần được điều trị như thế nào để có hiệu quả.
Tai biến là tình trạng gián đoạn quá trình cung cấp máu. Và oxy đến một phần não khiến các tế bào não chết đi, gây tổn thương mô não.
Tai biến có 2 thể: nhồi máu não (do cục máu đông gây tắc mạch máu) và xuất huyết não (chảy máu não). Có nhiều nguyên nhân gây ra tai biến như người bệnh mắc sẵn các bệnh. Như cao huyết áp, đái tháo đường, tim mạch nhưng không được kiểm soát tốt. Hoặc thói quen hút thuốc lá, uống rượu, bia nhiều và thói quen lười vận động.
Nguyên nhân của bệnh tai biến mạch máu não là gì?
Có các nguyên nhân chính dẫn đến tai biến:
- Tắt mạch máu não: các mãng xơ mỡ động mạch trong lòng mạch máu càng dày. Sẽ khiến lòng mạch càng hẹp dẫn đến máu không thể lưu thông tốt, máu lên não gây tai biến.
- Vỡ mạch máu não: Cao huyết áp là nguyên nhân trọng yếu, làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não. Cao huyết áp tạo áp lực lớn lên thành mạch. Khi lực này vượt ngưỡng chịu đựng sẽ khiến động mạch não vốn đã bị xơ cứng, ít đàn hồi bị vỡ gây tai biến.
- Lấp mạch: Các bệnh về tim như tim to, hẹp van tim, rung nhĩ hay loạn nhịp đều làm máu lưu thông kém. Gây tích tụ máu thành những huyết khối. Một khi cục máu đông di chuyển lên vùng động mạch não nhỏ hơn kích thước của nó. Gây lấp mạch máu, từ đó dẫn đến tình trạng tai biến mạch máu não.
Tai biến mạch máu não gây ra những biến chứng gì?
Tùy vào phần não bị tổn thương mà những bệnh nhân tai biến sẽ gặp những biến chứng khác nhau, trong đó những biến chứng thường gặp là:
- Tê liệt tay, chân, nửa người hoặc toàn thân. Biến chứng có thể khắc phục bằng việc thực hiện vật lý trị liệu.
- Méo miệng do liệt các cơ vùng mặt khiến người bệnh tai biến gặp khó khăn trong giao tiếp và ăn uống
- Mất trí, trí nhớ kém.
- Mất khả năng tự chăm sóc bản thân.
Cần làm gì để sơ cứu bệnh nhân tai biến?
Khi bệnh nhân bị tai biến thì người nhà phải biết một số thao tác cơ bản sau trong khi cứu thương tới:
– Báo cáo rõ tình trạng của bệnh nhân để các y bác sĩ chuẩn bị. Điều này rất có ích trong quá trình cấp cứu.
– Nới lỏng quần áo, tư thế nằm nghiêng an toàn (hay còn gọi là tư thế hồi sức cấp cứu). Là tư thế nhằm bảo vệ đường thở của bệnh nhân, cũng lựa chọn tốt nhất trong việc đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
– Nếu người bệnh bị nôn cần nghiêng đầu sang một bên để tránh tính trạng xộc lên mũi gây khó thở. Khi nằm ngửa, lưỡi sẽ bị tụt xuống họng, gây cản trở, bít tắc đường thở. Nếu bệnh nhân nôn trong khi đang nằm ngửa và ý thức không hoàn toàn tỉnh táo. Sẽ dễ dàng hít phải các chất nôn vào phổi. Và gây tắc đường thở hoặc suy hô hấp, rất nguy hiểm. Do đó cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng về một bên để các chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài.
– Nếu có hiện tượng co giật ngay lập tức lấy que hoặc đũa có quấn vải để ngang giữa hai hàm răng. Việc này giúp cho bệnh nhân không cắn vào lưỡi.
Khi bản thân xuất hiện những dấu hiệu của tai biến thì bạn nên đi khám sàng lọc nguy cơ đột quỵ. Để phát hiện sớm các mối nguy hại, giúp bảo vệ sức khỏe bản thân trong tương lai.
Nguồn tham khảo: