Hội chứng sợ độ cao là một trong những nỗi ám ảnh phổ biến. Có đến 14% dân số Anh mắc chứng sợ độ cao, xếp thứ hai sau Arachnophobia (ám ảnh sợ nhện). Vậy nguyên nhân và cách điều trị hội chứng này như thế nào? Cùng Songkhoe.medplus.vn tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Hội chứng sợ độ cao là gì?
Hội chứng sợ độ cao (Acrophobia) là tình trạng sợ hãi hoặc ám ảnh cực đoan về độ cao. Đặc biệt là đối với những người có chiều cao bình thường. Bệnh sợ độ cao được xem là một loại ám ảnh về không gian và cảm giác khó chịu khi chuyển động.
Đa số mọi người đều có cảm giác sợ hãi tự nhiên khi tiếp xúc với độ cao với một mức độ nào đó. Được gọi là cảm giác sợ rơi. Tuy nhiên, những người bị chứng sợ độ cao có thể cảm thấy rất hoảng sợ khi đứng ở những nơi trên cao. Họ sẽ trở nên quá kích động để có thể tự trấn tĩnh bản thân và tìm lại cảm giác an toàn. Có khoảng 2 – 5% dân số mắc hội chứng sợ độ cao. Tỷ lệ xảy ra ở nữ giới cao gấp đôi nam giới. Những bệnh nhân sợ độ cao thường không thể leo thang cao, lên cầu thang không có tay vịn và thậm chí sợ cả đi máy bay.

Nguyên nhân tại sao lại mắc hội chứng sợ độ cao?
Vẫn còn nhiều điều chưa biết về nguyên nhân thực sự của nỗi ám ảnh cụ thể. Nguyên nhân có thể bao gồm:
- Kinh nghiệm tiêu cực. Nhiều nỗi ám ảnh phát triển là kết quả của việc trải nghiệm tiêu cực nào đó hoặc sự hoảng loạn liên quan đến một đối tượng hoặc tình huống cụ thể.
- Di truyền và môi trường. Có thể có một mối liên hệ giữa nỗi ám ảnh cụ thể của riêng bạn và nỗi ám ảnh hoặc lo lắng của cha mẹ bạn – điều này có thể là do di truyền hoặc hành vi học được.
- Chức năng não. Những thay đổi trong chức năng não cũng có thể đóng một vai trò trong việc phát triển những nỗi ám ảnh cụ thể.
Các triệu chứng liên quan đến hội chứng sợ độ cao
Các triệu chứng của sợ độ cao thường kéo dài từ 6-48 giờ sau khi lên cao. Bao gồm: nhức đầu, khó thở, buồn nôn, nôn mửa, khó ngủ, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi. Trong một số trường hợp hiếm, chứng sợ độ cao có thể làm tích tụ dịch lỏng ở não và phổi (phù não và phù phổi). Nó gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng cần được thăm khám bác sĩ ngay lập tức như:
- Nghe một âm thanh như tiếng giấy bị vò lại khi hít thở
- Khó thở nghiêm trọng
- Ho ra chất lỏng màu hồng, sủi bọt
- Vụng về và đi lại khó khăn
- Lú lẫn và có thể dẫn đến mất ý thức
Nguy cơ khiến bạn sợ độ cao là gì?
Những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng ám ảnh độ cao:
- Tuổi tác. Những nỗi ám ảnh cụ thể có thể xuất hiện đầu tiên ở thời thơ ấu, thường là vào năm 10 tuổi. Nhưng có thể xảy ra sau khi trưởng thành.
- Di truyền. Nếu ai đó trong gia đình bạn có một nỗi ám ảnh hoặc lo lắng cụ thể, bạn cũng có khả năng phát triển nó. Đây có thể là một xu hướng di truyền, hoặc trẻ em có thể học được những nỗi ám ảnh cụ thể. Bằng cách quan sát phản ứng ám ảnh của một thành viên trong gia đình đối với một đối tượng hoặc một tình huống.
- Thể lực. Nguy cơ của bạn có thể tăng nếu bạn nhạy cảm hơn, ức chế hơn hoặc tiêu cực hơn so với tiêu chuẩn.
- Một trải nghiệm tiêu cực. Chẳng hạn như bị mắc kẹt trong thang máy hoặc bị động vật tấn công.
Chẩn đoán chứng sợ độ cao
Bác sĩ có thể chẩn đoán chứng sợ độ cao dựa trên bệnh sử di chuyển đến các nơi cao của bạn và khám lâm sàng. Trong đó, bác sĩ có thể sử dụng ống nghe để phát hiện các âm thanh như tiếng nứt trong phổi. Đó có thể là dấu hiệu của tình trạng tràn dịch phổi. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm khác như:
- Xét nghiệm máu
- Chụp CT não
- Chụp X-quang ngực
- Điện tâm đồ
Phương pháp điều trị chứng sợ độ cao như thế nào?

Việc điều trị bệnh phụ thuộc vào độ cao và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Một số phương pháp điều trị thường được áp dụng:
Liệu pháp giải mẫn cảm (tiếp xúc có hệ thống)
Liệu pháp giải mẫn cảm được coi là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Trong loại trị liệu này, bạn sẽ làm việc với một nhà trị liệu để từ từ tiếp xúc với những gì mình sợ.
Đối với chứng sợ độ cao, bạn có thể bắt đầu bằng cách nhìn vào hình ảnh từ góc nhìn của một người nào đó bên trong một tòa nhà cao tầng. Sau đó, bạn có thể xem các video clip về những người đi qua giữa các tòa nhà, leo trèo trên những cây cầu, khe núi hẹp.
Dần dần, bạn có thể đi ra ban công hoặc sử dụng thang leo. Song song đó, bạn sẽ học được những kỹ thuật thư giãn để giúp mình chinh phục nỗi sợ hãi trong khoảnh khắc này.
Trị liệu nhận thức hành vi (CBT)
CBT có thể giúp đỡ nếu bạn không cảm thấy sẵn sàng thử liệu pháp tiếp xúc. Trong CBT, bạn sẽ làm việc với một nhà trị liệu để thử thách và điều chỉnh lại những suy nghĩ tiêu cực của mình về nỗi sợ độ cao. Cách tiếp cận này vẫn có thể bao gồm một chút tiếp xúc với độ cao. Tuy nhiên, điều này thường chỉ được thực hiện trong môi trường an toàn của buổi trị liệu.
Thuốc
Không có bất kỳ loại thuốc nào được chỉ định để điều trị chứng ám sợ. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể giúp giảm triệu chứng hoảng loạn và lo lắng, chẳng hạn như:
- Nhóm thuốc ức chế beta. Những loại thuốc này giữ cho huyết áp và nhịp tim của bạn ở mức ổn định và giảm các triệu chứng thể chất khác của lo âu.
- Các nhóm thuốc giảm đau, an thần. Chúng có thể giúp giảm các triệu chứng, nhưng thường chỉ được kê đơn trong một thời gian ngắn hoặc sử dụng không thường xuyên vì chúng có thể gây nghiện.
- D-cycloserine (DCS). Thuốc này có thể làm tăng hiệu quả của liệu pháp tiếp xúc. Nghiên cứu cho thấy DCS giúp tăng cường hiệu quả của liệu pháp giải mẫn cảm.
Thực tế ảo
Một số chuyên gia đã chuyển sự chú ý của họ sang thực tế ảo (VR). Trải nghiệm VR chân thực có thể giúp bạn tiếp xúc với những gì mình sợ trong một thiết lập an toàn. Sử dụng phần mềm máy tính cung cấp cho bạn lựa chọn dừng ngay lập tức nếu cảm thấy mọi thứ cảm thấy.
Một nghiên cứu năm 2018 đã xem xét ảnh hưởng của VR đối với 100 người mắc hội chứng sợ độ cao. Kết quả là những người tham gia chỉ trải qua mức độ khó chịu thấp trong các phiên VR. Nhiều báo cáo cho rằng VR đem lại hiệu quả. Mặc dù vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn trong lĩnh vực này. Tuy nhiên VR có thể là một lựa chọn điều trị dễ dàng với giá cả phải chăng.
Một số cách phòng ngừa chứng sợ độ cao mà bạn nên biết
Những việc người bệnh sợ độ cao có thể làm để hạn chế ảnh hưởng của độ cao, bao gồm:
- Không nên di chuyển lên độ cao quá đột ngột. Nên từ từ di chuyển từ từ từng đoạn một để cơ thể có những điều chỉnh thích nghi phù hợp.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn nên chuẩn bị thuốc gì để phòng ngừa bệnh sợ độ cao.
- Nghỉ ngơi đầy đủ và hoạt động vừa sức.
- Uống nhiều nước và tăng cường bổ sung carbohydrate để giảm thiểu tác động của chứng sợ độ cao.
Xem thêm: Mách bạn 3 cách khắc phục chứng sợ độ cao
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ
Bệnh sẽ tự khỏi khi bạn quen dần với độ cao hoặc khi bạn di chuyển trở lại xuống nơi thấp hơn. Tuy nhiên, nếu xuất hiện những triệu chứng nặng do phù phổi và phù não thì người bệnh cần được cấp cứu ngay lập tức.
Nguồn: Mayoclinic.org, Healthline.com, Hellobacsi.com, Vinmec.com
Các bài viết có liên quan: