Nếu chẳng may trẻ nhỏ bị tiêu chảy, bố mẹ hãy bình tĩnh để tìm cách xử lý hiệu quả, thay vì quá lo lắng và sốt ruột đến mức áp dụng những biện pháp không có cơ sở khoa học nhé!
Bố mẹ nào cũng sợ con bị tiêu chảy, khiến con mệt mỏi, đau bụng, biếng ăn, sụt cân và thậm chí còn phải uống kháng sinh. Vậy bố mẹ hãy tham khảo những nguyên nhân dưới đây để phòng tránh cho con, cũng như những cách điều trị nếu chẳng may con bị tiêu chảy nhé:
Những nguyên nhân gây ra chứng tiêu chảy
Có rất nhiều lý do khiến trẻ nhỏ bị tiêu chảy, và dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất:
- Dị ứng sữa hay không dung nạp đường sữa, hoặc một vấn đề nào đó về sức khỏe khiến trẻ hấp thu kém.
- Nhiễm trùng.
- Uống quá nhiều nước ép trái cây
- Hội chứng tiêu chảy mạn tính ở trẻ nhỏ, thường xảy ra với trẻ từ 6 tháng đến hai tuổi rưỡi, và có thể tự hết khi trẻ được 4-5 tuổi. Hội chứng này có thể khiến trẻ đi ngoài lỏng vài lần/ngày, tuy nhiên, trẻ vẫn khỏe mạnh và tăng cân đều đặn.
Cách xử lý chứng tiêu chảy ở trẻ nhỏ?
Trong vòng một tuần, bố mẹ hãy theo dõi và ghi chép cẩn thận ngày giờ ăn của trẻ, những món trẻ ăn, cũng như ngày giờ trẻ bị đi ngoài. Điều này sẽ giúp bố mẹ và bác sĩ xác định nguyên nhân gây tiêu chảy. Ngoài ra, bố mẹ còn nên:
- Giảm bớt, hoặc ngừng cho trẻ uống nước ép trái cây, đặc biệt là những loại có nhiều đường như nước ép táo hay lê.
- Tăng lượng chất béo trong thức ăn của trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ, để tránh việc lạm dụng, cho trẻ ăn quá nhiều món có lượng chất béo cao thì cũng không tốt.
- Tăng lượng chất xơ trẻ ăn. Bố mẹ vẫn biết rằng ăn nhiều chất xơ giúp trẻ không bị táo bón, nhưng chất xơ cũng giúp cải thiện nhiều chứng rối loạn tiêu hóa khác.
Khi nào nên cho trẻ đi khám bác sĩ vì tiêu chảy?
Nếu bố mẹ đã thử hết các biện pháp trên mà không có tác dụng, hoặc nếu trẻ còn có thêm các triệu chứng bất thường khác (như sốt), hoặc nếu chứng tiêu chảy đã kéo dài thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám, từ đó sẽ có cách điều trị hiệu quả hơn.
Xem thêm bài viết:
- Nên cho trẻ uống sữa ít béo hay sữa nguyên kem?
- Giữ cơm trưa an toàn thực phẩm cho trẻ
- Thể dục cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt
Nguồn: verywellfamily