Trong môi trường hiện nay, bệnh đau vai gáy phổ biến và xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Bệnh gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu bị đau vai gáy có nguy hiểm không? cách điều trị như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.
1. Bệnh đau vai gáy là gì?
Hội chứng đau vai gáy là một dạng rối loạn thần kinh cơ, xảy ra bởi sự co cứng cục bộ, đột ngột của các cơ hoặc tổn thương xương khớp, đốt sống cổ. Từ đó, gây đau mỏi, nhức nhối và tê bì khó chịu ở vùng cổ, vai gáy.
Triệu chứng bệnh có thể xuất hiện trong thời gian ngắn hoặc kéo dài nhiều ngày. Trong một số trường hợp, tình trạng đau có thể diễn ra trong nhiều tháng, làm suy giảm khả năng vận động của người bệnh.
2. Nguyên nhân đau vai gáy thường trực
- Bệnh lý dây thần kinh: rối loạn chức năng dây thần kinh hoặc các dây thần kinh bị kéo dãn quá mức gây ra đau.
- Bệnh lý khớp vai: đau vai gáy có thể là dấu hiệu của các tổn thương khớp vai, trật khớp vai, thoái hóa khớp vai…
- Bệnh loãng xương: loãng xương làm cho xương trở nên giòn yếu và gây nên các cơn đau vai gáy.
- Bệnh túi mật: sỏi mật xuất hiện khi túi mật không thể hoạt động bình thường, dẫn tới các cơn đau sau gáy hoặc giữa bả vai.
- Hoạt động sai tư thế: ngồi quá lâu một tư thế, nằm ngủ gối đầu cao, dựa đầu vào ghế, nằm nghiêng và co quắp…. dẫn tới đau vai gáy do một số cơ bị căng giãn hoặc chịu lực tì đè quá mức gây đau đớn cho người bệnh.
- Mang vác nặng: thường xuyên bưng bê, mang vác quá sức hoặc sai tư thế là nguyên nhân đau vai gáy cơ học hàng đầu.
- Hút thuốc lá: khói thuốc lá làm giảm đi lượng oxy đi nuôi cơ bắp và da, khiến cơ xương hoạt động không hiệu quả, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa, đau vai gáy.
- Stress kéo dài: khi bị căng thẳng trong thời gian dài, cơ thể có thể phản ứng lại gây hiện tượng co cứng cơ, đau đớn một số vùng trên cơ thể, trong đó có vùng vai gáy.
- Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng: đau vai gáy còn do cơ thể thiếu một số vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là canxi sẽ làm cho dây thần kinh ngoại vi hoạt động yếu dẫn tới tê bì, đau đớn vùng vai gáy.
3. Nhận biết triệu chứng đau vai gáy
Các cơn đau mỏi vai gáy thường gặp sẽ có những đặc điểm sau:
- Cơn đau thường xuất hiện sau khi ngủ dậy hoặc sau khi làm việc nặng, ngồi quá lâu trên bàn làm việc với cùng 1 tư thế.
- Mức độ đau sẽ càng tăng khi người bệnh đi đứng, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cổ.
- Cơn đau gáy có thể lan rộng đến bả vai, cánh tay (một hoặc hai bên) khiến vai và tay luôn bị tê mỏi, nặng nề, khó vận động.
- Tùy trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng chóng mặt, ù tai, hoa mắt…
4. Đối tượng dễ mắc bệnh đau vai gáy nhất
– Nhân viên văn phòng.
– Lái xe.
– Người lao động nặng.
– Người bị dị tật bẩm sinh vùng cổ, gáy do thay đổi thời tiết.
– Người mắc các bệnh thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, lao, ung thư vùng cổ,…
5. Biện pháp chẩn đoán bệnh đau vai gáy
Khi đến thăm khám tại các cơ sở y tế, bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp chẩn đoán thích hợp nhằm tìm ra bệnh chính xác.
-
Chụp X – quang: giúp tìm ra các khe hẹp giữa 2 đốt sống, các bệnh lý tương tự viêm khớp, khối u, cột sống gãy,…
-
Chụp cắt lớp: mô tả chi tiết bên trong của phần cổ trên nhiều mặt cắt ngang.
-
Chụp cộng hưởng từ: giúp phát hiện nhiều chi tiết, yếu tố có liên quan đến tủy sống và dây thần kinh, dây chằng và gân.
-
Chụp tủy sống: sử dụng nhằm bổ sung hoặc thay thế cho phương pháp chụp cộng hưởng từ.
-
Ghi điện cơ cùng tốc độ dẫn truyền thần kinh được sử dụng cho việc chẩn đoán bệnh chính xác, tê bì hay kiến bò.
6. Biện pháp điều trị bệnh hiệu quả
Tùy theo nguyên nhân cụ thể của bệnh đau vùng cổ vai gáy mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ định hướng phương pháp trị liệu thích hợp. Cần có sự thăm khám kỹ lưỡng của bác sĩ chuyên khoa nhằm tìm ra biện pháp điều trị tương ứng. Một số phương pháp điều trị bệnh bao gồm:
-
Sử dụng thuốc: các loại thuốc kháng viêm (ibuprofen, naproxen), kháng đau (acetaminophen), thuốc thư giãn cơ, chống suy nhược.
-
Tiêm thuốc: tiêm corticosteroid giúp giảm đau bằng cách tiêm cạnh rễ thần kinh, tại các mặt khớp của đốt sống cổ, tiêm vào cơ hoặc khớp vai.
-
Điều trị vật lí: bằng các phương pháp kéo cột sống cổ bằng sức nặng, dùng ròng rọc hoặc đeo túi hơi xung quanh cổ.
-
Các bài tập hỗ trợ điều trị giảm thiểu các cơn đau.
-
Phẫu thuật nhằm giải ép cho rễ của thân kinh hoặc tủy sống.
7. Phòng tránh đau vai gáy hiệu quả
Đau vai gáy là tình trạng rất dễ gặp phải. Do vậy, để giải quyết tình trạng đau, hơn hết người bệnh cần ý thức được phương pháp phòng bệnh, hạn chế tối đa những cơn đau bùng phát. Bên cạnh kết hợp sử dụng biện pháp điều trị bằng thuốc Tây y, Đông y, các phương pháp can thiệp bằng vật lý trị liệu, phẫu thuật, cần thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học bằng cách:
- Vận động thường xuyên và đúng cách giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, phòng ngừa đau nhức hiệu quả.
- Nên ăn thực phẩm giàu axit béo omega-3, canxi, các loại rau xanh và trái cây.
- Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn nhanh, món chiên xào chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp, rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có ga và các chất kích thích khác.
- Giữ chế độ sinh hoạt khoa học, ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc.
- Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái.
- Hạn chế mang vác nặng, lao động quá sức.
- Nên đi lại vận động sau khoảng 45 phút ngồi làm việc.
- Loại bỏ các thói quen xấu có thể gây bệnh trong sinh hoạt, lao động hàng ngày.
Nguồn tham khảo: