Kiểm soát chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo năng lượng cho các hoạt động hằng ngày, giữ gìn vóc dáng cân đối và đặc biệt là duy trì cơ thể khỏe mạnh. Trong đó, kẽm là một nguyên tố quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể con người. Nguyên tố kẽm được đưa vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa và được hấp thu ở ruột non. Vậy nguyên tố kẽm là gì? Chúng đóng vai trò như thế nào đối với cơ thể. Việc dư thừa hay thiếu hụt có tác hại như thế nào?
Hãy cùng MedPlus tìm hiểu nhé!
Kẽm là gì?
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể con người. Kẽm được đưa vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa và được hấp thu ở ruột non. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu về khoáng chất này được giới y khoa đặc biệt quan tâm. Ngày càng có nhiều bằng chứng khẳng định tầm quan trọng của kẽm trong hầu hết các cơ quan chức năng của cơ thể và thiếu nguyên tố kẽm trở thành một nguy cơ sức khỏe cộng đồng cần tích cực phòng tránh.
Vai trò của nguyên tố kẽm trong cơ thể
1. Cải thiện sức khỏe não bộ
Kẽm cùng với vitamin B6 giúp chất dẫn truyền thần kinh trong bộ não của bạn hoạt động tốt hơn. Điều thú vị là vùng đồi hải mã – trung tâm bộ nhớ của não bộ, có chứa lượng kẽm rất cao. Rõ ràng, nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe não bộ, hãy cung cấp đủ kẽm cho cơ thể.
2. Xương khỏe mạnh
Mọi người đều biết canxi rất quan trọng cho xương chắc khỏe, nhưng bạn có biết rằng kẽm là cần thiết cho xương khỏe mạnh? Kẽm là một thành phần của xương, và không có khoáng chất này cơ thể của bạn không thể xây dựng được khung xương chắc khoẻ. Để có được những lợi ích tốt nhất cho xương, bạn nên tiêu thụ kẽm và canxi vào thời gian khác nhau vì canxi và kẽm có sự hấp thụ cạnh tranh nhau.
3. Tóc chắc khỏe
Một trong những dấu hiệu của sự thiếu hụt chất này là rụng tóc. Khi cơ thể bạn không đủ kẽm, tóc có thể mỏng dần, dẫn đến gãy rụng. Ngược lại, khi bạn hấp thụ đầy đủ kẽm, tóc trở nên dày và bóng khỏe. Trong thực tế, kẽm rất hữu hiệu để kích thích mọc tóc, vì vậy các bác sĩ thường khuyên người bị rụng tóc nên bổ sung kẽm.
4. Tốt cho mắt
Khi nói đến thị lực, kẽm hỗ trợ đưa vitamin A vào võng mạc. Nếu không có kẽm, mắt không nhận được đủ lượng vitamin A cần thiết, và kết quả gây suy giảm thị lực. Trong thực tế, thiếu kẽm đặc biệt liên quan đến thoái hóa điểm vàng ở người già.
5. Cơ bắp mạnh mẽ
Nếu muốn cơ bắp mạnh mẽ, hãy chắc chắn rằng bạn đang nhận được đủ lượng kẽm. Nguyên tố này được sử dụng để phục hồi cơ bắp sau khi tập luyện, do đó giúp bạn có thể xây dựng cơ bắp mạnh mẽ. Kẽm cũng hỗ trợ cơ bắp khi mệt mỏi, giúp bạn có thể làm việc theo đúng tiềm năng của mình.
6. Làn da khỏe mạnh
Đầu tiên, kẽm giúp loại bỏ mụn trứng cá vì nó điều chỉnh lượng dầu và làm giảm nhiễm khuẩn gây ra mụn. Ngoài ra, kẽm giúp sản xuất collagen và chất này mang lại cho bạn làn da dẻo dai, mịn màng.
7. Cân bằng nội tiết tố
Cân bằng nội tiết tố là rất quan trọng cho sức khỏe. Nguyên tố kẽm giúp cân bằng rất nhiều nội tiết tốt trong cơ thể. Ví dụ, kẽm cần thiết cho sản xuất insulin – rất quan trọng để điều tiết lượng đường trong máu. Kẽm cũng cần thiết cho kích thích tố sinh sản và kích thích tố tuyến giáp. Có đủ kẽm sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh bởi vì kích thích tố trong cơ thể bạn sẽ được cân bằng.
Dấu hiệu nhận biết khi cơ thể thiếu nguyên tố kẽm
1. Rụng tóc
Cùng với nhiễm trùng tái phát, rụng tóc có lẽ là một trong những triệu chứng chính mà chúng ta phải nghĩ đến khi nghi ngờ thiếu kẽm.
Kẽm là khoáng chất thiết yếu cho sự nhân lên của tế bào và hấp thu protein, và những chức năng này rất quan trọng để có mái tóc dày, bóng mượt.
Tuy nhiên hầu hết các bác sỹ sẽ không kiểm tra lượng kẽm. Thay vào đó, họ sẽ khuyên bệnh nhân nên uống multivitamin hoặc tăng thực phẩm chứa kẽm, hoặc cả hai. ”
2. Móng giòn dễ gãy và có đốm trắng
Những đốm trắng trên móng tay – đôi khi được gọi là vạch Beau – là một trong những dấu hiệu quan trọng của thiếu hụt kẽm.
Móng có thể mọc chậm, giòn và dễ gãy. Điều này là do cơ thể cần lượng kẽm ổn định để phát triển mô và tế bào ở móng và khi bị thiếu, các vấn đề móng phổ biến có thể xảy ra, mà biểu hiện nặng nhất là những đốm trắng.
3. Răng kém sáng bóng
Kẽm rất cần cho răng khỏe mạnh và nếu bạn có lượng kẽm thấp, bạn sẽ không có hàm răng trắng bóng, chúng có thể dễ dàng bị mẻ và không khỏe.
Kẽm là một yếu tố thiết yếu và hiện diện tự nhiên trong mảng bám, nước bọt và men răng.
Nếu bị thiếu kẽm, bạn có thể nhận thấy sự nhạy cảm với mùi, vị giác thay đổi, rêu lưỡi trắng và có thể dễ bị loét miệng cộng với viêm nướu – hay gặp nhất ở những người thiếu kẽm trong chế độ ăn.
4. Loét miệng
Thiếu kẽm trong chế độ ăn cũng có thể gây loét miệng tái diễn. Nghiên cứu năm 2014 trên tờ The Journal of Laryngology & Otology thấy rằng lượng kẽm thấp có thể làm tăng nguy cơ loét miệng và những bệnh nhân có lượng kẽm thấp trong máy thường bị những đợt loét miệng tái diễn.
Trên thực tế, một số nghiên cứu thấy rằng bổ sung kẽm có thể làm giảm viêm ở miệng liên quan với loét miệng.
5. Mụn hoặc những vấn đề khác trên da
Có giả thuyết cho rằng những người bị mụn trứng cá có thể thiếu kẽm và một số phương pháp điều trị và kháng sinh chữa mụn trứng cá thường chứa kẽm.
Một nghiên cứu trên tờ Journal of the Turkish Academy of Dermatology cho thấy 54% số người bị mụn trứng cá có mức kẽm thấp.
Những người bị thiếu kẽm da cũng hay có những nốt đóng vảy do bị mụn không liền hoặc lâu liền vì kẽm rất cần thiết để chữa lành vết thương.
6. Xương yếu
Ai cũng biết canxi cần thiết cho xương, nhưng kẽm là một chất khoáng thiết yếu cho sự phát triển và hình thành xương, nhờ chức năng của nó trong tăng trưởng và phát triển của tế bào, cũng như thay mới collagen cần thiết để làm cho xương khỏe mạnh.
Con của những người ăn chay hoặc ăn kiêng nghiêm ngặt có thể bị thiếu kẽm, dẫn đến những vấn đề trong sự phát triển xương ở tuổi nhi đồng và thiếu niên.
Để biết được tình trạng xương của mình, bạn có thể yêu cầu bác sĩ cho chụp DEXA để đo mật độ xương.
Nguồn thực phẩm giàu nguyên tố kẽm
- Động vật có vỏ: Hàu, cua, trai, tôm hùm và trai
- Thịt: Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu và bò rừng
- Gia cầm: Thổ Nhĩ Kỳ và thịt gà
- Cá: Cá bơn, cá mòi, cá hồi và đế
- Các loại đậu: Đậu xanh, đậu lăng, đậu đen, đậu thận, v.v.
- Các loại hạt và hạt: Hạt bí ngô, hạt điều, hạt cây gai dầu, vv
- Các sản phẩm từ sữa: Sữa, sữa chua và phô mai
- Trứng
- Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, quinoa, gạo nâu, v.v.
- Một số loại rau: Nấm, cải xoăn , đậu Hà Lan, măng tây và củ cải xanh
Những nguyên tắc vàng cần nhớ khi sử dụng
Nên kết hợp Kẽm + vitamin C: Mặc dù vitamin C và kẽm có thành phần, cấu tạo, chức năng riêng biệt nhưng khi được kết hợp với nhau sẽ nâng cao hiệu quả trong việc hấp thu dưỡng chất từ đó giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển, tăng cường sức đề kháng, điều hòa các phản ứng oxi hóa khử, chống lại các gốc tự do.
Bổ sung nguyên tố kẽm và sắt cùng lúc thì hấp thu kẽm có thể giảm khi hàm lượng sắt trên 25mg/ngày. Phụ huynh lưu ý hãy bổ sung sắt và kẽm cách xa nhau (Ít nhất 2 tiếng), dùng kẽm trước vì sắt sẽ cản trở sự hấp thu kẽm.
Một số lưu ý
- Để phòng chống những tác dụng không mong muốn của tình trạng thiếu nguyên tố kẽm, đặc biệt đối với trẻ em, các gia đình cần có chế độ ăn đa dạng thực phẩm với những thức ăn giàu kẽm như các loại hải sản hàu, tôm, cua, ghẹ…, các loại thịt có màu đỏ như thịt dê, thịt bò, lòng đỏ trứng,…Tăng cường sử dụng các thực phẩm có nhiều vitamin C như rau quả, hoa qủa, mầm giá đỗ, dưa chua,… vì các thực phẩm này giàu vitamin C làm tăng hấp thu kẽm từ thức ăn. Kẽm không dự trữ lâu dài trong cơ thể do vậy cần đảm bảo có đủ kẽm trong chế độ ăn hàng ngày.
- Hầu hết thực phẩm giàu kẽm đều có giá cao, nên sử dụng các thực phẩm được bổ sung kẽm như bánh quy, ngũ cốc, bột mì, hạt nêm,… là một giải pháp thuận tiện và phù hợp. Tuy nhiên khi sử dụng các sản phẩm này, cần chú ý đến hàm lượng và thời hạn sử dụng.
- Nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ bú trong vòng nửa giờ đầu sau khi sinh và nuôi trẻ bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn dặm đúng cách và hợp lý là biện pháp tốt nhất trong phòng chống thiếu kẽm ở trẻ nhỏ.
- Phòng chống và điều trị một số bệnh có thể gây giảm hấp thu kẽm như nhiễm giun sán , tiêu chảy, viêm tuỵ… Giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, sử dụng nước sạch.
- Để dự phòng và điều trị các bệnh giúp hỗ trợ phòng chống thiếu kẽm cần cho trẻ tiêm chủng đúng lịch các loại vắc xin như sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, lao, bại liệt, viêm gan B, viêm não Nhật Bản tại các cơ sở y tế. Cần tẩy giun định kỳ cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, 6 tháng một lần
Nguồn:
https://dantri.com.vn/tu-van/nhung-luu-y-khong-the-bo-qua-khi-bo-sung-kem-cho-tre-2018080616181836.htm
https://vnexpress.net/suc-khoe/loi-ich-cua-kem-voi-suc-khoe-3014559.html