Cùng Medplus tìm hiểu thêm về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường tiểu bạn đọc nhé!
1. Nhiễm trùng đường tiểu là gì?
Nhiễm trùng đường tiểu (nhiễm trùng đường tiết niệu – UTI) là một trong những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn thường gặp nhất ở phụ nữ, chiếm gần 25% tổng số các bệnh nhiễm trùng.
Khoảng 50-60% phụ nữ sẽ phát triển UTI trong cuộc đời của họ. Bệnh xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu, nhân lên và gây viêm. Vi khuẩn thường đến từ ruột hoặc phân rồi đi vào niệu đạo.
Đường tiết niệu gồm bể thận, các niệu quản (dẫn nước tiểu đi từ thận đến bàng quang) và bàng quang nơi đựng nước tiểu. Vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiết niệu.
Nhiễm trùng đường tiểu gồm viêm thận – bể thận và viêm bàng quang nếu nó gây tổn thương tại thận và viêm bàng quang. Viêm thận – bể thận là một tình trạng nghiêm trọng ở trẻ em và có thể dẫn đến sẹo thận, tăng huyết áp và gây ra suy thận giai đoạn cuối sau này.
Hầu hết nhiễm trùng đường tiểu thường chỉ liên quan đến niệu đạo và bàng quang, ở phần dưới hệ tiết niệu. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể liên quan đến niệu quản và thận, ở phần trên hệ tiết niệu. Mặc dù nhiễm trùng tiểu đường trên hiếm hơn so với dưới, nhưng chúng cũng thường nghiêm trọng hơn.
2. Nguyên nhân nhiễm trùng đường tiểu là gì?
Vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) là nguyên nhân chính gây nên bệnh lý nhiễm trùng đường tiểu, được tìm thấy ở ruột. Bệnh có thể do một số vi khuẩn khác gây ra như Enterococcus; Streptococcus nhóm B, nhóm A; Enterobacteriaceae; Pseudomonas spp,...
Vi khuẩn E.coli khi ở trên da hoặc gần hậu môn có thể vào trong đường tiết niệu và di chuyển lên đến các bộ phận khác của cơ thể. Ở nữ giới, đường tiểu và hậu môn gần nhau hơn ở nam giới, nên nguy cơ mắc bệnh lý này sẽ cao hơn.
Vi khuẩn có thể đi vào trong đường tiết niệu thông qua các dụng cụ y tế như ống thông dùng trong y khoa, dụng cụ dùng để tán sỏi hoặc dùng để loại bỏ các dị vật làm tắc nghẽn đường tiểu,…
Nhiễm trùng đường tiểu cũng có thể xảy ra do sự xâm nhiễm từ các cơ quan lân cận như nhiễm khuẩn ổ bụng, nhiễm khuẩn cơ quan sinh dục, rò tiêu hóa, rò bàng quang âm đạo.
3. Triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu là gì?
Các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường tiểu phụ thuộc vào phần nào của đường tiết niệu bị nhiễm trùng. Các triệu chứng của nhiễm trùng tiểu đường dưới bao gồm:
- Nóng rát, đau, khó chịu khi đi tiểu.
- Tăng tần suất đi tiểu.
- Nước tiểu có máu.
- Nước tiểu đục và có mùi nồng.
- Phụ nữ cảm thấy đau ở vùng bụng dưới hay xương chậu.
- Đau trực tràng ở nam giới.
Nhiễm trùng tiểu đường trên ảnh hưởng đến thận, có thể đe dọa đến tính mạng nếu vi khuẩn di chuyển từ thận bị nhiễm trùng vào máu. Tình trạng này được gọi là urosepsis, có thể gây ra huyết áp thấp, sốc và tử vong. Bệnh được nhận biết bởi các triệu chứng:
- Cảm giác đau ở lưng trên và hai bên hông.
- Ớn lạnh.
- Sốt.
- Buồn nôn và nôn mửa.
4.. Điều trị nhiễm trùng đường tiểu
Phác đồ điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiểu
Gần đây các phác đồ điều trị nhiễm trùng tiểu mới nhất liên tục được cập nhật. Việc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu ở đây bao gồm diệt trừ những vi rút gây bệnh. Và loại trừ các yếu tố thuận lợi nếu có. Kháng sinh là lựa chọn hàng đầu cho những người nhiễm đường tiết niệu điển hình và có tình trạng sức khỏe tốt. Loại thuốc và thời gian điều trị tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe. Loại vi khuẩn phân lập được từ nước tiểu và vị trí nhiễm trùng.
Các loại thuốc điều trị nhiễm trùng đường tiểu thông thường được hay sử dụng nhất là: nitrofurantoin, trimethoprim – sulfamethoxazole, nhóm beta – lactamin, nhóm aminoglycosid và nhóm quinolon. Có thể sử dụng một loại thuốc hoặc phối hợp tùy theo mức độ nặng của bệnh.
Cần khai thác tiền sử dị ứng với thuốc. Nhất là kháng sinh và đối với các bệnh nhân đang nằm viện thì cần có kết quả kháng sinh đồ khi quyết định phác đồ điều trị.
Tìm hiểu từ nguồn:Verywell Health
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về bệnh nhiễm trùng đường tiểu hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :