Nhồi máu cơ tim là bệnh lý tim mạch thường gặp ở các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển như ở Việt Nam. Mặc dù tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim có giảm so với trước đây nhờ những tiến bộ về chẩn đoán và điều trị, tuy nhiên hậu quả và biến chứng sau nhồi máu cơ tim vẫn là một vấn đề đáng lo ngại. Vậy nguyên nhân và triệu chứng bệnh đau tim là gì? Cách điều trị bệnh như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.
Nhồi máu cơ tim cấp là gì?
Nhồi máu cơ tim cấp là tình trạng hoại tử của cơ tim, xảy ra do tắc hẹp đột ngột một hoặc nhiều nhánh động mạch vành nuôi tim gây thiếu máu cơ tim cục bộ.
Cũng giống như tất cả các cơ bắp trong cơ thể, cơ tim của chúng ta cũng cần dưỡng khí để tồn tại, nó được nuôi dưỡng bởi một hệ thống mạch máu gọi là động mạch vành. Khi có một vị trí nào đó của động mạch vành bị tắc hẹp, sẽ khiến vùng cơ tim mà động mạch đó nuôi dưỡng bị thiếu oxy, gọi là tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ.
Nếu động mạch đó bị tắc nghẽn đột ngột hoàn toàn, một vùng cơ tim sẽ không có máu tới nuôi dưỡng, dẫn tới hoại tử cơ tim và gây ra đau tim cấp.
Các yếu tố nguy cơ gây nhồi máu cơ tim
- Bệnh huyết áp.
- Phẫu thuật.
- Nhịp nhanh, loạn nhịp hoàn toàn.
- Các bệnh van tim, cơ tim.
- Bệnh tiểu đường.
- Bệnh tăng hồng cầu.
- Bệnh loét dạ dày tá tràng và bệnh đường mật.
Các yếu tố khởi động bệnh:
- Gắng sức bất thường, xúc động mạnh.
- Chấn thương lồng ngực, trạng thái sốc.
- Tim đập nhanh kịch phát, chảy máu nặng.
- Lạm dụng thuốc lá.
- Những nghề luôn làm cho thần kinh căng thẳng.
Triệu chứng, biểu hiện của nhồi máu cơ tim
– Đau thắt ngực: được miêu tả giống như cảm giác có vật gì đó đè nén, chèn ép ở vùng ngực trước tim hoặc phía sau xương ức. Đau có thể lan tới cổ, hàm, vai, cánh tay, lưng. Cơn đau thường kéo dài và không đỡ khi dùng thuốc.
– Khó thở, hụt hơi, thở gấp
– Buồn nôn hoặc nôn
– Đổ mồ hôi lạnh
– Ngất xỉu, choáng váng
– Lú lẫn
– Buồn đi cầu
Điều trị nhồi máu cơ tim
- Các thuốc ức chế ngưng tập tiểu cầu.
- Nhóm thuốc nitrate.
- Thuốc chẹn thụ thể bêta giao cảm.
- Thuốc điều chỉnh rối loạn lipid máu.
- Thuốc ức chế men chuyển.
- Các thuốc tiêu sợi huyết (tiêu cục huyết khối).
Nhồi máu cơ tim sống được bao lâu?
Tuổi thọ của người bị đau tim có thể là 5, 10 năm thậm chí cao hơn phụ thuộc vào việc người bệnh có được cấp cứu kịp thời hay không và chế độ chăm sóc, điều trị sau cơn nhồi máu. Có những trường hợp may mắn được cứu sống, cũng có người tử vong ngay sau 15 phút mắc phải.
Một nghiên cứu của Hoa Kỳ đã tiến hành nhằm khảo sát tuổi thọ của người bệnh từng có biến chứng nhồi máu tim cho kết quả:
– Nam giới: 80% sống được trên 1 năm, 61.6% sống được trên 5 năm, 46.2% sống được trên 10 năm.
– Nữ giới: Tỷ lệ tử vong sớm ở phụ nữ cao hơn 45% so với nam giới.
Trong vòng 5 năm, người bệnh có nguy cơ tái phát cơn nhồi máu cơ tim lần thứ hai, ở nam giới rơi vào khoảng 13% và 40% ở phụ nữ. Đồng thời nguy cơ suy tim ở những người này cũng cao hơn người khác.
Cách phục hồi chức năng tim giúp phòng ngừa nhồi máu cơ tim cấp tái phát
Thay đổi lối sống: luyện tập thể dục, bỏ thuốc lá, ăn hạn chế chất béo, cholesterol, tránh căng thẳng… Thông thường để cơ tim có thể phục hồi và hoạt động ổn định trở lại, bạn sẽ cần phải nghỉ ngơi ít nhất từ 4 – 6 tuần. Sau thời gian này, bạn có thể tiếp tục các hoạt động thể dục bình thường, nhưng lưu ý là chỉ được lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức, tránh làm tăng gánh nặng cho tim.
– Kiểm soát tốt các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường nếu có
– Sử dụng thuốc đúng chỉ định, chúng thường bao gồm: thuốc ức chế kết tập tiểu cầu, thuốc hạ mỡ máu nhóm statin, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn beta giao cảm nếu không có chống chỉ định.
– Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tốt cho tim
Nguồn tham khảo: