Chăm sóc mẹ bầu sau sinh thường tưởng chừng dễ nhưng không dễ. Để đảm bảo sức khỏe mẹ sau khi sinh thường nhanh phục hồi. Đặc biệt là không mắc các bệnh thường gặp sau sinh. Cùng Medplus xem những cách chăm sóc này nhé!
Vì sao cần phải chăm sóc sau sinh?
Việc phục hồi sau khi sinh sẽ giúp bạn có được cơ thể dẻo dai, cũng như phòng ngừa được tối đa các chứng bệnh hậu sản. Sau sinh cũng là thời kỳ vàng để hồi phục cơ thể cũng như tái tạo da, giúp da sáng hồng, rạng rỡ hơn. Bên cạnh đó, đây là giai đoạn để cơ thể định hình vùng bụng, giúp mẹ có được vòng eo săn chắc, tránh tình trạng mất dáng sau sinh. Vì thế, các mẹ cần được chăm sóc sau sinh một cách chu đáo nhất!
Việc cơ thể thay đổi sau khi sinh là vấn đề nhiều phụ nữ thường lo lắng. Ngoài ra, sức khỏe không còn như trước cũng là vấn đề sau sinh mắc phải. Để hạn chế khả năng sức khỏe giảm sút và phục hồi nhanh chóng. Mẹ phải biết cách chăm sóc bản thân sau sinh.
Chăm sóc bầu sữa sau sinh thường
Khoảng 2 đến 3 ngày sau khi sinh thường, mẹ đã bắt đầu có sữa trưởng thành. Đây là sữa tốt nhất và không bị các vấn đề khi cho trẻ bú như: tắt sữa, ra ít sữa,.. Trong những lần đầu cho bé bú, sẽ có hiện tượng sữa ra không đều nên dễ bị nhầm lẫn là bị tắt tia sữa. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ hết sau vài lần bé bú mẹ. Cho nên, khi thấy sữa ra không đều, mẹ vẫn nên cho bé bú để tánh tình trạng tắt tia sữa thật.
Nếu mẹ bị đau hoặc nhức bầu vú. Để giảm đau tức, mẹ nên đứng tắm vòi sen, massage nhẹ và xoa bóp ở quầng nâu của nhũ hoa. Nếu quá đau, mẹ có thể dùng đèn hồng ngoại chiếu mỗi bên khoảng nửa tiếng. Đây là cách mà mẹ và bố cần biết để chăm sóc sau sinh thường tốt hơn.
Chăm sóc vùng kín sau sinh thường
Khi chăm sóc mẹ sau sinh thường, vấn đề vệ sinh và chăm sóc vùng kín khá quan trọng trong giai đoạn này.
Sản dịch ra nhiều sau sinh là vấn đề luôn gặp phải sau sinh thường. Đây chính là máu sổ rau thường xảy ra ở những giờ đầu sau khi đẻ. Lượng máu tiết ra có thể nhiều đến 100 ml nên mẹ bầu cần chuẩn bị băng vệ sinh hoặc bỉm to. Sau vài ngày, mẹ nên dùng băng vệ sinh và thường xuyên rửa, thay để tránh bị nhiễm trùng âm đạo.
Để vùng kín có thể phục hồi nhanh sau sinh, mẹ có thể tập khít cơ niệu đạo, cơ âm đạo để tránh bị són tiểu.
Chăm sóc vết mổ tầng sinh môn sau sinh thường
Khi chăm sóc vết thương tầng sinh môn, mẹ có thể sử dụng bông, gạc y tế nhúng nước ấm rồi lau theo một chiều duy nhất. Bắt đầu từ âm đạo rồi kéo nhẹ về phía hậu môn. Không nên lau đi lau lại nhiều chiều để tránh vi khuẩn từ hậu môn có thể tiếp xúc với vết thương.
Chế độ dinh dưỡng sau sinh thường
Hầu hết, sau sinh thường hay sinh mổ thì mẹ bầu mất nhiều sức và máu. Vì vậy, mẹ cần được bồi bổ nhiều chất dinh dưỡng. Ăn những thực phẩm, thức ăn giàu chất dinh dưỡng. Trong giai đoạn sau khi sinh, mẹ không nên ăn kiêng ngay. Ngoài ra, việc kiêng cữ một số món ăn cũng không cần dè dặt quá đâu nhé. Mẹ nên ăn những thức ăn lỏng, mềm và dễ tiêu hóa.
Nên tránh các gia vị hoặc thức ăn có mùi nhiều, ảnh hưởng đến sữa, hạn chế đồ lạnh trong 6 tuần đầu sau sinh. Hơn nữa, để có đủ sữa, ngoài việc cho con bú, mẹ nên uống đủ 3 lít nước mỗi ngày. Có thể bồi bổ thêm sữa cho mẹ bầu sau sinh để có lượng sữa chất lượng cho bé.
Chế độ vận động sau sinh
Sau khi sinh mẹ nên có nhưng bài tập nhẹ nhàng. Bài tập Kegel giúp tăng cường cơ bắp ở đáy chậu, giúp khu vực này mau lành. Để bắt đầu, hãy thắt chặt cơ như lúc đang cố nín tiểu. Khoảng 10 giây sau đó, hãy thả lỏng. Cố gắng lặp lại 20 lần và các mẹ có thể luyện tập bất kỳ chỗ nào.
Chế độ nghỉ ngơi sau sinh
Sau sinh thường, mẹ bầu cần nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian phục hồi. Việc nghỉ ngơi sau sinh rất quan trọng với bất kỳ mẹ nào sinh con dù là sinh thường hay sinh mổ. Vì bạn đã dành 9 tháng mang thai rồi, cho nên sau khi sinh, bạn cần có thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.
Lưu ý khi chăm sóc mẹ sau sinh thường
Sau khi sinh thường, mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:
Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi
Sau khi sinh, mẹ cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh trong thời gian ít nhất 1 tháng để cơ thể nhanh hồi phục nhất có thể
Không nên ăn kiêng, giảm cân ngay sau khi sinh
Lúc vừa mới sinh xong, cơ thể mẹ còn đang rất yếu và cân phải bổ sung nhiều dưỡng chất không chỉ cho mẹ mau hồi phục khi vừa qua “cửa tử” và còn để có chất dinh dưỡng cho con bú. Vì thế, tuyệt đối trong giai đoạn này, mẹ không được ăn kiêng và giảm cân. Công việc giảm cân có thể bắt đầu từ tháng thứ 3, khi sức khoẻ mẹ dần ổn định và bé cứng cáp hơn
Không nên ngưng cho bé bú khi thấy tức ngực hay nhức
Biểu hiện tức ngực hay đau nhức ngực là một trong những biểu hiện thông thường sau sinh và cho con bú. Vì thế khi có những triệu chứng này, mẹ cần massage bầu ngực nhẹ nhàng để được thông tắc tia sữa. Mẹ vẫn nên cho con bú bình thường. Tuyệt đối đừng ngưng chó bé bú.
Dịch tiết ra quá nhiều hoặc có mùi hôi bất thường
Nếu máu sinh (sản dịch) có mùi hôi, nặng mùi có thể là “báo động đỏ” của nhiễm trùng tử cung. Hoặc khi bạn bị ra máu nhiều bất thường (cần phải thay băng sau mỗi giờ hoặc bị ra những cục máu to thì đó có thể là một dấu hiệu của băng huyết.
Chăm sóc vùng kín và vết mổ tầng sinh môn sau sinh
Sau khi sinh, vùng kín là nơi mẹ cần chăm sóc và vệ sinh thật kỹ lưỡng. Để giữ vùng kín khô ráo và luôn sạch sẽ, tránh bị viêm nhiễm âm đạo sau sinh. Mẹ nên rửa vùng kín sau khi đi vệ sinh. Hơn nữa, nên rửa bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh phụ nữ mà bác sĩ khuyên dùng. Thay băng ít nhất 4 tiếng/ lần để không bị tụ gây viêm nhiễm.
Vết rạch tầng sinh môn là nơi khá nhạy cảm. Mẹ nên chăm sóc kỹ vết thương tầng sinh môn sau khi sinh để tránh một số bệnh phụ khoa sau sinh. Cần lưu ý và theo dõi cẩn thận vết thương tầng sinh môn để không bị vi khuẩn xâm nhập.
Xem bài viết liên quan:
Quá trình sinh nở; Chăm sóc sau sinh; Dinh dưỡng thai kỳ
Chăm sóc sau sinh mổ tại nhà để sức khỏe nhanh phục hồi
Phương pháp mổ sinh con có ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ sau này?
5 Bí quyết cân bằng cuộc sống cho mẹ bầu sau sinh
Phục hồi sức khỏe sau sinh cho mẹ bầu
Nguồn: Tổng Hợp
Đừng quên ghé Medplus.vn để cập nhật tin tức tổng hợp nhé!