Homeschool là gì và có những khó khăn thuận lợi nào cho các bậc phụ huynh Việt Nam? Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé
Homeschooling là gì?
Homeschooling có nghĩa là phương thức giáo dục tại gia, hay còn gọi là giáo dục tại nhà. Homeschooling còn được biết đến với tên gọi khác trong tiếng Anh đó là “home education”.
Giáo dục tại gia hay homeschooling là việc dạy cho trẻ nhỏ học tập tại môi trường khác, không phải trường học. Với homeschooling thì người chỉ dạy cho trẻ chính là bố mẹ hoặc gia sư riêng do bố mẹ thuê để dạy cho trẻ tại nhà.
Tuy nhiên, phương thức học tập này hiện chưa được tất cả các quốc gia trên thế giới cho phép và áp dụng mà chỉ có một số nước phát triển công nhận và hợp pháp hóa Homeschooling.
Nguồn gốc của Homeschooling
Phong trào Homeschooling phát triển rầm rộ từ những năm 1970 khi tác giả nổi tiếng trên thế giới bắt đầu nghiên cứu và thực hiện cải cách giáo dục với đề nghị đưa ra một lựa chọn giáo dục thay thế cho giáo dục ở trường học. Các tác giả tiêu biểu trong giai đoạn này là tác giả Raymond Moore, John Holt và Dorothy.
Khi thực hiện Homeschooling, bố mẹ trực tiếp trở thành thành giáo viên hoặc có gia đình thuê gia sư về giảng dạy cho con các môn học không ấn định độ tuổi ví dụ như môn văn học, lịch sử và nghệ thuật.
Đối với các môn như toán học, tập đọc,… thì bố mẹ/gia sư sẽ dạy kèm 1-1 để có thể đảm bảo chất lượng học tập tốt nhất cho trẻ. Chương trình học có thể giống với chương trình chuẩn truyền thống, hoặc có thể là những chương trình được soạn thảo dành riêng cho từng bé để phù hợp nhất với khả năng và trình độ của bé.
Sau khi hoàn thành chương trình Homeschooling tại nhà hoặc khi lớn lên thì trẻ có thể tham gia các lớp học truyền thống tại trường học để hoàn thiện các kỹ năng. Một số trường công lập ở các nước phát triển có cho phép trẻ được tham gia các lớp học do chính trẻ lựa chọn. Và khi đủ tuổi để học đại học thì trẻ có thể đăng ký vào lớp đại học cộng đồng, thậm chí có thể bắt đầu chương trình đại học sớm hơn dự định.
Homeschooling cho phép trẻ tiến bộ và phát triển theo khả năng và tốc độ riêng của trẻ cho tới khi trẻ nắm vững các kiến thức thiết yếu cho mình.
Tuy nhiên, Homeschooling hiện đang phổ biến nhiều hơn ở các nước phương Tây, đặc biệt là các quốc gia phát triển. Còn ở Homeschooling ở Việt Nam chưa thực sự thịnh hành và vẫn đang là khái niệm khá mới mẻ.
Lý do bố mẹ lựa chọn phương thức Homeschooling
Trong khi môi trường giáo dục tại trường học vẫn thực hiện tốt vai trò của mình trong việc giảng dạy, vậy thì lý do gì khiến cho nhiều phụ huynh ở các nước phát triển lại chọn Homeschooling để giáo dục con? Đó là bởi Homeschooling tạo ra khá nhiều lợi ích cho bố mẹ cũng như trẻ khi áp dụng, cụ thể:
- Muốn chính mình kèm cặp, hướng dẫn và dạy dỗ còn về đạo đức, cũng như dẫn dắt về đức tin (có nhiều trường học đã loại bỏ chương trình học tập liên quan tới vấn đề tôn giáo).
- Muốn có thêm nhiều thời gian ở bên con và dành nhiều sự quan tâm cho trẻ để tránh phát triển nhân cách lệch lạc do thiếu tình cảm gia đình.
- Không hài lòng với cách dạy học của trường học, cho rằng cách học lý thuyết quá nhiều và cách thức truyền đạt không đạt hiệu quả cao.
- Bản thân trẻ hoặc gia đình có điều kiện đặc biệt nên không thể cho trẻ đi học tại trường học. Ví dụ như trẻ bị khuyết tật, trẻ chậm phát triển, gia đình ở vùng xa xôi hẻo lánh, hoặc bố mẹ thường xuyên phải di chuyển và nơi làm việc.
Homeschooling có phổ biến tại Việt Nam không?
Homeschooling ở Việt Nam hiện vẫn còn có khá nhiều trở ngại đối với các gia đình bởi nhiều lý do sau đây:
- Gia đình cần có nguồn lực tài chính vững vàng và ổn định. Vì Homeschooling đòi hỏi nhiều thời gian ở bên con, cũng như phải bỏ nhiều chi phí để mua các khóa học online, tài liệu và chi phí cho bé tham gia các hoạt động bổ trợ để nâng cao kỹ năng.
- Các khóa học chủ yếu bằng tiếng Anh, tiếng Việt hầu như là chưa có, nên nếu bản thân bố mẹ thông thạo tiếng Anh thì sẽ dạy con có hiệu quả tốt hơn.
- Các chương trình học Homeschooling chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận để cấp các chứng chỉ cần thiết.
- Homeschooling có thể giới hạn một phần môi trường học tập của trẻ, cũng như những cơ hội giao lưu tiếp xúc với thế giới bên ngoài sẽ ít hơn so với học tại môi trường trường học.
Hiện nay, vẫn có một số gia đình kết hợp cả 2 phương thức học tập Homeschooling và truyền thống để vừa có thể gần gũi con và tạo cho con điều kiện phát triển toàn diện nhất có thể.
Đối với các bậc làm cha mẹ, ai cũng muốn cho con cái của mình có môi trường học tập tốt nhất. Chính vì thế mà hãy kết hợp cả hai hình thức giáo dục tại nhà và nhà trường để gần gũi với con hơn và cho con được phát triển toàn diện nhất có thể.
Hy vọng rằng bài viết trên có thể giải đáp được thắc mắc về “Homeschool” để bố mẹ hiểu rõ hơn về khái niệm này cũng như có thêm thông tin để tham khảo trước khi đưa ra lựa chọn phương thức học tập phù hợp nhất với khả năng của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện.
Xem thêm bài viết:
- Nên cho trẻ uống sữa ít béo hay sữa nguyên kem?
- Giữ cơm trưa an toàn thực phẩm cho trẻ
- Thể dục cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt
Nguồn: verywellfamily