Tình trạng môi khô, nứt nẻ và bong tróc không chỉ thường xảy ra vào mùa đông, mà còn do nhiều “thủ phạm” khác nữa. Chúng chẳng ở đâu xa, mà nằm ngay trong chính cơ thể của bạn. Cùng tìm hiểu một số trường hợp gây khô môi quanh năm, và cùng Songkhoe.medplus.vn áp dụng những biện pháp khắc phục hiệu quả, để chấm dứt tình trạng này nhé!

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô môi
Liếm môi.
Liếm môi sẽ làm cho môi bị mất nước. Vì nước bọt bay hơi khiến môi mất độ ẩm gây khô môi. Vì vậy mà sau khi liếm môi, lại cảm thấy khô môi hơn. Đây là thói quen xấu, bạn nên cố gắng từ bỏ thói quen xấu này.

Thiếu nước.
Môi khô là dấu hiệu của cơ thể bị mất nước. Nếu bạn không uống đủ nước trong ngày, đôi môi của bạn sẽ trở nên khô và bong tróc. Hơn nữa, hoạt động liên tục ngoài trời, kết hợp với gió và tiếp xúc với tia cực tím, có thể dẫn đến mất nước và khiến đôi môi nứt nẻ nhanh chóng hơn. Nên uống 6-8 ly nước lọc mỗi ngày.
Không dưỡng môi.
Giữ ẩm cho đôi môi của bạn suốt cả ngày với vaseline hoặc sáp ong để có làn môi căng mọng. Nhất là trong những ngày thời tiết mùa đông và khô lạnh.
Kem đánh răng.
Nhiều loại kem đánh răng có chứa thành phần sodium lauryl sulfate, thành phần này có thể kích ứng khiến đôi môi khô và nứt nẻ. Nếu bạn đang khó chịu với đôi môi nứt nẻ do kem đánh răng, hãy thử chuyển đổi kem đánh răng khác.
Dị ứng.
Có nhiều loại dị ứng có thể gây ra khô môi, trong đó có dị ứng với coban và niken. Nếu bạn dùng quá nhiều chất bổ sung vitamin B12, nó có thể gây ra dị ứng với coban, dẫn tới khô môi và bong tróc môi.
Do mỹ phẩm.
Đừng quên tẩy trang cho môi thật sạch. Nhất là đối với những người hay sử dụng son hoặc xăm môi
Do thuốc.
Một số loại thuốc kê theo toa, như Accutane để trị mụn trứng cá hay giảm nếp nhăn, thuốc huyết áp propranolol, hoặc thuốc điều trị chóng mặt prochlorperazine có thể là tác nhân gây khô môi.
Ăn có nhiều đồ ăn mặn và cay.
Những thực phẩm có chứa nhiều muối sẽ khiến muối dính lên môi. Muối giữ nước, vì vậy muối có thể hấp thụ nước từ da môi, khiến môi khô hơn. Bên cạnh đó, đồ ăn cay cũng có thể làm da bị kích ứng và gây mất nước cho da.

Bệnh lý.
Bệnh tuyến giáp và vẩy nến cũng có thể gây khô môi. Bệnh Perleche, hoặc viêm môi góc cạnh, hay bệnh đái tháo đường có thể dẫn tới làn da xung quanh miệng bị khô.
Cách khắc phục tình trạng khô môi
Uống nhiều nước.
Đừng liếm hoặc bóc da khô trên môi.
Tẩy tế bào chết cho môi.
Đừng dùng tay chà mạnh vì môi sẽ trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, bạn mát xa môi một cách nhẹ nhàng. Bạn có thể tẩy da chết cho môi bằng cách dùng những thứ mà bạn chọn để tẩy tế bào chết cho các phần khác trên cơ thể. Hãy thử một trong những thứ sau:
- Dùng muối hoặc đường để tẩy tế bào chết. Thoa một trong hai nguyên liệu này lên môi và mát xa theo chuyển động tròn để tẩy sạch lớp da chết (bạn cũng có thể thử dùng đường thêm một ít dầu ô-liu để tẩy tế bào chết). Môi của bạn sẽ trở nên mềm mại và tươi sáng.
- Dùng bàn chải tẩy tế bào chết. Bàn chải dễ sử dụng nhất trong trường hợp này là bàn chải đánh răng! Bạn chỉ cần đảm bảo bàn chải đã được làm sạch. Bất kỳ bàn chải nhỏ và mềm nào cũng đều dùng được. Bạn sẽ chà bàn chải lên môi theo hình vòng tròn để loại bỏ lớp da chết.
Bổ sung đầy đủ Vitamin
Cơ thể chúng ta có những nhu cầu khác nhau cho các giai đoạn khác nhau trong cuộc sống. Đối với phụ nữ tuổi trung niên sẽ cần bổ sung đầy đủ canxi, vitamin B12, kali, magiê, vitamin D, Omega-3, chất xơ… vào chế độ ăn uống của họ. Bạn có thể bổ sung tất cả vitamin và khoáng chất cần thiết từ loại thực phẩm ít gây béo nhất từ rau củ, hoa quả.
Tăng độ ẩm cho môi, làm dịu môi
Việc này sẽ làm dịu và dưỡng ẩm cho môi cũng như bảo vệ môi khỏi các thương tổn khác. Hãy dùng sản phẩm dưỡng ẩm tự nhiên như
- Dầu dừa
- Dầu hạnh nhân
- Dầu jojoba
- Dầu ô-liu
- Bơ hạt ca cao hoặc bơ hạt mỡ
- Dầu tầm xuân
- Dùng một lát dưa leo thoa lên môi hằng ngày trong khoảng 10 phút cũng rất hiệu quả.
- Thoa một ít gel lô hội lên môi để giảm đau.
- Thoa một ít mật ong lên môi để dưỡng ẩm và tạo cảm giác dễ chịu.
- Thoa son dưỡng môi không mùi có chứa các loại dầu hoặc bơ tự nhiên, như dầu dừa hoặc bơ hạt mỡ.
-
Dưỡng môi thường xuyên để tránh tình trạng khô môi
Luôn nhờ bác sĩ tư vấn khi chẩn đoán bất kỳ tình trạng bệnh nào, đặc biệt khi bệnh không thuyên giảm sau một khoảng thời gian chăm sóc. Riêng đối với môi, bác sĩ da liễu sẽ là người có đủ chuyên môn để đánh giá tình trạng của bạn.
Các bài viết có liên quan:
- Top 5+ thuốc trị khô môi được ưa dùng trên thị trường 2020.
- Trẻ nhỏ bị khô môi có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Thanhnien.vn, Vtv.vn, Laodong.vn