Bệnh Xơ vữa động mạch là gì?
Xơ vữa động mạch (hay còn được biết đến với tên gọi Atherosclerosis hoặc xơ cứng động mạch) là tình trạng các động mạch bị tắc nghẽn bởi các mảng bám được tạo thành từ cholesterol, các chất béo, chất thải tế bào, canxi và fibrin (một chất đông máu trong máu). Lúc này, các động mạch dần bị xơ cứng và thu hẹp khiến lượng oxy và các chất dinh dưỡng khác đến cơ thể bị giảm đáng kể.
Xơ vữa động mạch có thể xảy ra ở nhiều hệ thống mạch như: mạch cảnh, mạch vành, mạch chi dưới… và gây ra nhiều bệnh liên quan. Khi mảng xơ vữa nứt vỡ sẽ tạo ra các cục máu đông gây lấp kín thành mạch- vốn dĩ đã bị hẹp sẵn bởi các mảng xơ vữa. Chúng gần như đóng vai trò chủ đạo trong các biến cố tim mạch: nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, tắc mạch chi…
Nguyên nhân bệnh Xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch là quá trình diễn biến từ từ, bắt đầu ngay từ tuổi trẻ. Độ tuổi xảy ra các biến cố liên quan đến xơ vữa động mạch đang dần bị trẻ hóa. Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vẫn còn chưa được biết rõ nhưng người ta đã biết được nhiều yếu tố góp phần vào sự hình thành mảng xơ vữa. Sự khởi đầu của việc tạo thành mảng xơ vữa có thể do tổn thương nội mạc mạch máu. Một số tác nhân có thể gây tổn thương nội mạc mạch máu như:
- Huyết áp tăng;
- Mức độ lipid cao trong máu;
- Hút thuốc lá;
- Đường huyết cao;
- Cholesterol cao;
- Béo phì;
- Hút thuốc lá;
- Tình trạng viêm như viêm khớp, lupus, nhiễm trùng hoặc viêm không rõ nguyên nhân.
Xơ vữa động mạch có thể ảnh hưởng đến bất kỳ động mạch nào trong cơ thể (tim, não, thận, tay, chân…). Dưới đây là 4 loại xơ vữa động mạch và các triệu chứng thường gặp.
Phân loại và triệu chứng của các loại xơ vữa động mạch
Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ động mạch nào trong cơ thể (tim, não, thận, tay, chân…). Dưới đây là 4 loại xơ vữa động mạch và các triệu chứng thường gặp.
Xơ vữa mạch vành
Động mạch vành là những động mạch cung cấp máu giàu oxy nuôi trái tim. Động mạch vành bị xơ vữa có thể bị hình thành cục máu đông dẫn đến ngăn chặn một phần hoặc tắc hoàn toàn dòng máu đến tim.
Biểu hiện của bệnh lí mạch vành như sau:
- Đau ngực: người bệnh có thể có các cơn đau ngực khi gắng sức, cảm xúc mạnh, đỡ khi nghỉ ngơi. Cơn đau ngực thường kéo dài vài phút, đau như đè nặng, lan lên vai trái, lan xuống cánh tay trái. Gọi là cơn đau thắt ngực. Nếu trong trường hợp đau ngực xuất hiện đột ngột, kéo dài vài chục phút đến hàng giờ, không đỡ khi nghỉ, có thể nhồi máu cơ tim đang xảy ra. Nhồi máu cơ tim khi đã xảy ra là một cấp cứu tim mạch, cần phải điều trị kịp thời.
- Nếu bệnh mạch vành gây suy tim mạn tính thì có thể có các triệu chứng của suy tim: khó thở, khó thở khi gắng sức, có cơn khó thở về đêm.
Xơ vữa động mạch cảnh
Ðộng mạch cảnh gồm động mạch cảnh chung, động mạch cảnh trong, động mạch cảnh ngoài. Động mạch cảnh trong là động mạch cấp máu cho các cơ quan trong hộp sọ, ổ mắt và da đầu vùng trán. Ðộng mạch cảnh ngoài là động mạch cấp máu chủ yếu cho các cơ quan ở đầu mặt cổ bên ngoài hộp sọ.
Triệu chứng của đột quỵ não gồm có:
- Suy giảm ý thức nhanh chóng;
- Nhìn mờ đột đột;
- Nói khó;
- Yếu liệt một nửa người tùy mức độ;
- Khám lâm sàng có thể nghe thấy tiếng thổi của mạch cảnh;
Xơ vữa động mạch ngoại biên
Xơ vữa động mạch ngoại biên là tình trạng động mạch ở các chi bị thu hẹp do mảng bám. Nếu bệnh quá nặng có thể dẫn đến cắt cụt chi. Triệu chứng gồm có:
- Vết thương ở các chi lâu lành;
- Cảm thấy nặng nề, đau đớn khi hoạt động các chi;
- Thường xuyên bị chuột rút ở các cơ bắp.
Xơ vữa động mạch thận
Tình trạng này gây ra các gây tổn thương thận mạn tính. Là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh hẹp động mạch thận (90%). Khi mắc phải, người bệnh sẽ có các triệu chứng như ăn mất ngon, sưng tay-chân, khó tập trung.
Các biện pháp điều trị bệnh Xơ vữa động mạch
Nội khoa:
- Kiểm soát huyết áp bằng thuốc: chẹn kênh canxi (amlodipin, felodipin..), ức chế men chuyển/ức chế thụ thể (lisinopril, captopril, valsartan…), chẹn beta giao cảm (metoprolol, bisoprolol…)…
- Điều trị đái tháo đường: dùng thuốc viên hoặc insulin tùy mức độ. Hiện nay có những thuốc đã được chứng minh làm giảm nguy cơ tim mạch như: ức chế thụ thể SGLT2, đồng vận GLP-1..
- Liệu pháp statin: điều trị rối loạn lipid máu, ổn định mảng xơ vữa. Các thuốc thường dùng: rosuvastatin, atorvastatin..
- Kháng kết tập tiểu cầu: aspirin, clopidogrel khi có chỉ định tùy bệnh cảnh lâm sàng
Can thiệp nội mạch: đặt stent mạch vành, mạch cảnh, mạch chi…, stent graft động mạch chủ tùy từng trường hợp cụ thể
Phẫu thuật: phẫu thuật bóc nội mạc mạch cảnh, bắc cầu nối mạch chi, bắc cầu nối chủ- vành (CABG), thay đoạn động mạch chủ… tùy từng trường hợp cụ thể.
Các biện pháp phòng ngừa xơ vữa động mạch
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Có chế độ ăn uống lành mạnh ít chất béo bão hòa và cholesterol;
- Tránh thực phẩm giàu chất béo;
- Thêm cá vào chế độ ăn uống hai lần mỗi tuần;
- Tập thể dục trong vòng 30-60 phút mỗi ngày, sáu ngày mỗi tuần;
- Bỏ thuốc lá nếu bạn có thói quen hút thuốc;
- Giảm cân nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì;
- Kiểm soát căng thẳng;
- Điều trị các bệnh liên quan đến xơ vữa động mạch, chẳng hạn như cao huyết áp, cholesterol cao và tiểu đường.
Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.
Một số bài viết có thể bạn quan tâm: