Đục thủy tinh thể là tình trạng phân tử protein không hòatan. Nó bị tích tụ trong thủy tinh thể theo thời gian làm cho tính trong suốt của nó không còn nữa. Tình trạng này được coi là đáng kể khi nó làm giảm thị lực xuống còn dưới 3/10. Ngày nay rất nhiều người bị đục thủy tinh thể, không chỉ là người già. Cùng Medplus tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết phẫu thuật phaco điều trị đục thủy tinh thể.
Điều trị đục thủy tinh thể
Thủy tinh thể là một thấu kính trong suốt ở bên trong con mắt. Nó đóng một vai trò quan trọng đối với mắt. Khi thủy tinh thể không còn trong suốt mà trở nên mờ đục. Nó sẽ ngăn cản không cho ánh sáng đi qua. Điều này dẫn đến mờ mắt hay còn được gọi là đục thủy tinh thể.
Khi bệnh mới chỉ ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ không cảm nhận rõ. Do lúc này chỉ có một phần nhỏ của thể thủy tinh bị ảnh hưởng. Khi đục thủy tinh phát triển sẽ khiến thị lực bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Phẫu thuật Phaco là gì?
Thể thủy tinh là một bộ phận trong suốt của mắt, giúp hội tụ ánh sáng lên võng mạc. Thể thủy tinh nếu không còn trong suốt mà trở nên mờ đục sẽ ngăn cản không cho ánh sáng đi qua. Điều này dẫn đến mờ mắt. Bệnh lý này được gọi là đục thủy tinh thể. Trong giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh có thể nhận thấy một chút mây mờ. Do lúc này chỉ có một phần nhỏ của thể thủy tinh bị ảnh hưởng. Khi đục thủy tinh phát triển khiến thị lực bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân phẫu thuật, thường là phẫu thuật Phaco.
Phẫu thuật Phaco (viết tắt của phacoemulsification). Đây là một phương pháp điều trị đục thủy tinh thể tiên tiến. Phẫu thuật viên lấy thủy tinh thể bị đục (cườm khô) ra bằng cách sử dụng sóng siêu âm nhũ tương hóa thủy tinh thể, nghĩa là phẫu thuật viên làm cho nó nhão ra và tách thành nhiều mảnh nhỏ rồi hút ra ngoài. Sau đó phẫu thuật viên đặt trở vào một thủy tinh thể nhân tạo (gọi là kính nội nhãn-IOL).
Phẫu thuật Phaco điều trị đục thủy tinh thể
Hầu như đối với bệnh đục thủy tinh thể bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân phẫu thuật, cụ thể ở đây là phẫu thuật Phaco.
Phẫu thuật Phaco (Phacoemulsification) hay còn gọi là công nghệ mổ mắt Phaco hoặc mổ cườm Phaco. Phương pháp này sử dụng năng lượng sóng âm để tán nhuyễn và tách thủy tinh thể đục thành những mảnh nhỏ rồi hút ra ngoài qua một vết mổ nhỏ, và thay vào đó bằng một thủy tinh thể nhân tạo. Đây được coi phương pháp phẫu thuật an toàn, hiệu quả nhất hiện nay.
Hiện nay ở nước ta, công nghệ mổ mắt Phaco đã trở thành phổ biến với những ưu điểm, Chính vì vậy số lượng bệnh nhân được mổ đục thủy tinh thể theo phương pháp này ngày càng tăng.
Cần chuẩn bị gì khi phẫu thuật cổ cườm Phaco?
Trước khi mổ
- Khám mắt tổng quát ngoài xác định mức độ của đục thủy tinh thể còn để bác sĩ có thể lựa chọn được phương pháp phẫu thuật phù hợp với bệnh nhân.
- Khám sức khỏe toàn diện trước khi phẫu thuật sẽ giúp bác sĩ lường trước được những tác nhân khác ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật, cũng như dự đoán được kết quả và hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
Khi chuẩn bị mổ
- Việc sử dụng kháng sinh trước khi phẫu thuật sẽ là bắt buộc đối với một số bệnh nhân để hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Khi bệnh nhân bị đục thủy tinh thể ở cả hai mắt, phẫu thuật sẽ được tiến hành lần lượt với từng mắt. Khi mắt đầu tiên phẫu thuật lành hẳn, mắt còn lại mới được cân nhắc phẫu thuật tiếp.
- Điều quan trọng là bệnh nhân cần làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh nhân không nên có tâm lý lo lắng vì sẽ khiến tim đập nhanh, huyết áp tăng cao.
Sau khi mổ
- Bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ một ngày sau phẫu thuật để được thăm khám và kiểm tra lại. Bác sĩ sẽ kê thuốc nhỏ mắt nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng và kiểm soát áp lực nội nhãn.
- Bệnh nhân nên đeo kính bảo vệ mắt kể cả khi ngủ, đồng thời không được cọ xát mắt ít nhất hai tuần sau đó.
Xem thêm Mổ mắt đục thủy tinh thể kiêng gì
Nguồn tham khảo: NHS
Đừng quên ghé MedPlus mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!