Trẻ bị béo phì có sao không? Nguyên nhân trẻ bị béo phì
Trẻ bị béo phì có sao không
Chăm sóc trẻ bị béo phì là vấn đề của không ít phụ huynh hiện nay. Khi điều kiện sống càng được nâng cao, tỷ lệ trẻ mắc béo phì cũng tăng lên. Tuy nhiên, chăm đúng cách cho trẻ bị béo phì là điều không phải phụ huynh nào cũng biết. Không phải cứ bắt trẻ ăn kiêng hoặc tập thể dục thật nhiều là sẽ hết bệnh. Điều quan trọng là phải làm đúng và đủ. Nếu quá nhiều, trẻ có thể bị kiệt sức. Nếu quá ít sẽ không đem lại hiệu quả mà còn tiềm ẩn nguy cơ nảy sinh một số bệnh như tim mạch, huyết áp, tiểu đường.
Nguyên nhân trẻ bị béo phì
Để việc chăm sóc trẻ bị béo phì được hiệu quả, bạn cần nắm được nguyên nhân gây bệnh cho trẻ. Các nguyên nhân chính thường là: Do ăn vào nhiều năng lượng hơn so với nhu cầu (cơm, mì, bánh kẹo, nước ngọt, thức ăn chiên xào, thức ăn nhanh, mỡ, da, đồ lòng, sữa béo nguyên kem có đường, …).
- Chế độ ăn: loại thức ăn, số lượng, giờ ăn, thói quen ăn uống (nhanh, bỏ bữa, ăn khuya, ăn vặt xem TV trong lúc ăn).
- Chế độ vận động: thời gian vận động ít, chủ yếu ngồi một chỗ, không thường xuyên vận động.
- Môi trường sống: khu đô thị, cho trẻ chơi trong nhà, ít khu vực dành cho việc vận động, thói quen sinh hoạt của gia đình không hợp lý, xem điện thoại, vi tính, game …
- Thời gian ngủ ít
- Tiền căn: nhẹ cân, suy dinh dưỡng, không bú sữa mẹ, …
- Tiền căn gia đình:
- Mẹ bị đái tháo đường trong thời kỳ mang thai đặc biệt 3 tháng đầu.
- Tiền căn béo phì, các bệnh lý liên quan: đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, bệnh lý tim mạch do xơ vữa, …
- Bất thường về gen hoặc nội tiết: suy giáp, bất thường gen.
Để xác định chính xác nguyên nhân, bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa nhi.
Phương pháp chăm sóc trẻ bị béo phì hiệu quả, đúng khoa học ngay tại nhà
Giảm thực phẩm chứa năng lượng rỗng
Thực phẩm chứa năng lượng rỗng là những thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng nhưng lại không chứa nhiều vitamin và chất khoáng, chẳng hạn như nước ngọt, bánh kẹo, thức ăn nhanh, bột tinh chế,
Chăm sóc trẻ bị béo phì bằng cách bổ sung nhiều chất xơ
Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhiều nên chỉ tạo cảm giác no mà không tăng năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, hạn chế tình trạng đường chuyển hóa thành mỡ dự trữ. Chất xơ còn làm tăng tốc độ vận chuyển thức ăn trong ruột, hạn chế được sự hấp thu các chất dinh dưỡng, do đó hạn chế tăng cân. Chất xơ thường có nhiều trong các loại trái cây và rau xanh.
Chăm sóc trẻ bị béo phì bằng cách đảm bảo khẩu phần đạm
Mặc dù trẻ béo phì nhưng vẫn cần đủ khẩu phần đạm thiết yếu để phát triển thể chất toàn diện. Do đó, không nên cắt hết khẩu phần ăn của trẻ mà cần bổ sung lượng đạm cần thiết qua các loại thịt nạc, cá nạc, ưu tiên thịt gà, cá, đậu đỗ.
Chăm sóc trẻ bị béo phì bằng cách cho uống đủ sữa theo từng độ tuổi
Trẻ cần uống đủ nước mỗi ngày để điều hòa các chất trong cơ thể và kiểm soát năng lượng một cách cụ thể. Đối với trẻ béo phì, có thể uống các loại sữa không đường, không nên uống sữa đặc có đường và đảm bảo uống đủ sữa theo độ tuổi.
Sữa chứa đủ các dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt đối với trẻ béo phì. Tuy nhiên, phải biết chọn lựa loại sữa phù hợp với trẻ, không nên cho trẻ uống sữa thông thường giàu béo, giàu ngọt, mà nên chọn sữa dành riêng cho trẻ thừa cân béo phì, ít béo, thấp năng lượng, giàu đạm và các khoáng chất vi lượng.
Chăm sóc trẻ bị béo phì bằng cách tăng cường vận động
Khuyến khích trẻ thường xuyên vận động, giúp tiêu hao năng lượng, giảm lượng mỡ thừa. Góp phần giải quyết tình trạng béo phì. Không nên để trẻ xem tivi, chơi game quá nhiều (hơn 4 giờ/ngày) để tránh tình trạng béo phì trầm trọng hơn.
Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc cũng rất quan trọng đối với trẻ béo phì. Khi ngủ sâu, cơ thể sẽ tiết các hormone tăng trưởng, kích thích trẻ phát triển chiều cao. Đồng thời, giấc ngủ sâu còn ức chế sản sinh các chất có tác dụng kích thích sự thèm ăn, trẻ sẽ ít ăn vặt hơn, đỡ tăng cân hơn, dễ thoát khỏi thừa cân béo phì hơn.
Ăn uống điều độ, đủ bữa
Trẻ béo phì nên ăn nhiều bữa nhỏ mỗi ngày, ngày 5 – 6 bữa. Mỗi lần ăn một ít tốt hơn là ăn ít bữa nhưng lại ăn quá no. Đặc biệt, trẻ phải ăn uống điều độ, không nhịn ăn để giảm cân.
Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ chăm sóc trẻ bị béo phì
Các thực phẩm từ đậu nành
Protein trong đậu nành cũng như các thực phẩm chế biến từ đậu nành như đậu phụ, mầm đậu nành… giúp giảm 20% lượng mỡ và triglyceride tích tụ trong gan. Ngoài ra đậu nành có chứa nhiều acid amin như methionin, tryptophan, leucin,…Đây đều là những acid amin cần thiết cho cơ thể. Do đó trẻ bị gan nhiễm mỡ nên ăn bổ sung đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành hàng ngày, vừa giảm nguy cơ bệnh mà còn giúp trẻ phát triển cao lớn hơn.
Các loại cá giàu omega-3
Các loại cá từ biển như cá hồi, cá ngừ, cá mòi… có chứa nhiều acid béo không no Omega-3, omega-6 giúp giảm cholesterol và triglyceride trong cơ thể. Các acid béo này tạo liên kết este với cholesterol và triglyceride, tan trong máu rồi vận chuyển ra khỏi lòng mạch đến mô mỡ và gan để chuyển hóa.
Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúc mạch, gạo lứt, yến mạch… chứa nhiều chất xơ tạo cảm giác no cho người dùng. Đây là những thực phẩm trẻ béo phì kèm nhiễm mỡ nên ăn bởi chúng giúp trẻ giảm cân nặng.
Phòng ngừa trẻ bị béo phì
Ngoài chăm sóc trẻ bị béo phì đúng cách, bạn cũng nên ưu tiên phòng bệnh cho bé. Cụ thể:
- Tập lối sống tích cực năng động (hoạt động thể lực, thường xuyên vận động)
- Hạn chế xem tivi, chơi game trên các thiết bị máy tính
- Sử dụng khẩu phần ăn nhiều rau và trái cây
- Hạn chế khẩu phần ăn gồm các thực phẩm giàu năng lượng, nghèo vi chất dinh dưỡng
- Hạn chế khẩu phần đồ uống có đường
- Theo dõi cân nặng, chiều cao để duy trì cân nặng (BMI) hợp lý.
Lời kết
Chăm sóc sóc trẻ bị béo phì cần sự quyết tâm của cả bố mẹ và bé. Việc giảm cân chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Ngoài quyết tâm còn đòi hỏi sự kiên nhẫn không ngừng nghỉ. Bố mẹ cũng nên thường xuyên khích lệ trẻ thay vì la mắc hoặc chê bai. Động lực tốt sẽ giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh hơn. Chúc bé và gia đình khỏe mạnh.
Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.
- Phương pháp chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa hiệu quả ngay tại nhà
- Làm sao để chăm sóc trẻ bị đau dạ dày đúng cách ngay tại nhà?
- Phương pháp chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng đơn giản tại nhà
Nguồn: Tham khảo