Trẻ bị viêm da tiết bã có sao không? Nguyên nhân trẻ bị viêm da tiết bã
Trẻ bị viêm da tiết bã có sao không?
Chăm sóc trẻ bị viêm da tiết bã đúng cách là điều không phải phụ huynh nào cũng biết. Viêm da tiết bã là hiện tượng dã liễu khá phổ biến. Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi như dễ mắc nhất vẫn là trẻ sơ sinh. Viêm da tiết bã gây ra các vảy nhờn, màu vàng hay mảng tróc như gàu trên da đầu của bẻ. Những vảy này có thể xuất hiện ở chân mày, sau tai, hai bên má. cổ hoặc vùng nách, bẹn. Phụ huynh thường dễ nhầm lẫn viêm da tiết bã với nổi sảy do nóng. Thực chất, đây là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau.
Nguyên nhân trẻ bị viêm da tiết bã
Để chăm sóc trẻ bị viêm da tiết bã thật tốt, bạn cần hiểu nguyên nhân gây bệnh. Một yếu tố góp phần gây bệnh này có thể là do các hormone được truyền từ mẹ sang con trước khi sinh. Những hormone này có thể làm tăng sản xuất dầu (bã nhờn) trong tuyến dầu và nang lông.
Một yếu tố khác có thể là do nấm men malassezia phát triển trong bã nhờn cùng với vi khuẩn. Các thuốc chống nấm như ketoconazole thường có hiệu quả. Điều này cho thấy nấm men là một yếu tố góp phần gây bệnh.
Viêm da tiết bã không lây nhiễm và không phải do vệ sinh kém.
Yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ bị viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã cực kì phổ biến ở trẻ. Bệnh thường xuất hiện trong hai tháng đầu sau sinh và tự khỏi trong vòng vài tuần hay vài tháng. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:
- Sản xuất bã nhờn quá mức bởi các tuyến dầu ở da đầu
- Vi khuẩn và nấm (một loại men có tên malassezia) phát triển trong bã nhờn
- Hormone truyền từ mẹ sang bé trước khi sinh gây kích thích các tuyến dầu ở trẻ
- Sự không dung nạp một số thức ăn nhất định (như gluten, các sản phẩm từ sữa), dị ứng thông thường hoặc những thay đổi trong không khí có thể dẫn đến kích ứng và viêm da tiết bã
- Lịch sử gia đình có thể làm tăng nguy cơ bị viêm da tiết bã ở trẻ. Dạng bệnh viêm da nhũ nhi này có thể làm tăng khả năng phát triển các loại viêm da tiết bã nhờn khác (như gàu) khi lớn.
Phương pháp chăm sóc trẻ bị viêm da tiết bã đúng cách tại nhà
Vệ sinh da thường xuyên
Vệ sinh da thường xuyên có thể loại bỏ vảy bong, giảm dầu thừa và cải thiện tình trạng hồng ban trên da. Vảy bong ở trẻ nhỏ thường có xu hướng bám chặt vào da và chân tóc. Vì vậy trước khi tắm khoảng 1 – 3 giờ, cần sử dụng các loại dầu chuyên dụng thoa lên vùng da bị ảnh hưởng.
Trong khi tắm, vảy da sẽ được làm mềm và loại bỏ hoàn toàn. Nếu viêm da tiết bã xảy ra ở vùng da đầu, bạn có thể dùng lược mềm để làm sạch mảng bong trên da đầu của trẻ.
Chăm sóc trẻ bị viêm da tiết bã bằng cách tăng cường dưỡng ẩm
Sau khi vệ sinh da, mẹ nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ như Atopalm, Eucerin, A-derma, Bioderma, Dexeryl,… lên vùng da bị tổn thương. Các sản phẩm này giúp cân bằng độ ẩm trên da, giảm khô ráp, hồng ban và ức chế quá trình tăng sinh vảy bong.
Bên cạnh đó, dưỡng ẩm cho da đều đặn còn hỗ trợ phục hồi các tế bào tổn thương, tăng sức đề kháng cho da và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.
Chăm sóc trẻ bị viêm da tiết bã bằng một số loại thuốc bôi
Nếu các biện pháp trên không đem lại hiệu quả, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chỉ định một số loại thuốc sau:
Dầu gội kháng nấm
Dầu gội kháng nấm (Ketoconazole) khá an toàn và có thể sử dụng cho trẻ nhỏ. Hoạt chất Ketoconazole có tác dụng ức chế vi nấm và giảm thương tổn da đáng kể.
Dầu gội chống tiết bã
Với trường hợp không có đáp ứng tốt với dầu gội kháng nấm, bác sĩ có thể chỉ định một số loại dầu gội chứa Selenium sulfide hoặc Pyrithione zinc. Các hoạt chất này có tác dụng giảm hoạt động của tuyến bã nhờn. Từ đó ức chế nấm men và cải thiện triệu chứng trên da.
Thuốc bôi corticoid (Hydrocortisone 1%)
Nếu da bị viêm nhiều, bạn nên sử dụng corticoid dạng bôi có hoạt tính nhẹ như Hydrocortisone 1% hoặc Desonide 0.05% cho trẻ. Tuy nhiên corticoid dạng bôi có thể gây mỏng da và giãn mao mạch. Vì vậy chỉ nên dùng cho trẻ khi có chỉ định từ bác sĩ.
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm da tiết bã
- Nên tắm rửa và gội đầu cho trẻ 1 lần/ ngày. Vệ sinh đúng cách có thể giảm bã nhờn, ngứa ngáy và hỗ trợ làm sạch vảy bong.
- Cắt ngắn móng tay cho trẻ để tránh tình trạng trẻ cào cấu vào vùng da thương tổn. Với những trẻ lớn, bạn nên dặn dò trẻ không được chạm, chà xát và gãi mạnh vào da. Thói quen này có thể gây tổn thương thứ phát và tăng nguy cơ bội nhiễm.
- Mặc quần áo rộng rãi, mát mẻ và thấm hút nhằm giảm ma sát. Giữ da thông thoáng và hạn chế hoạt động bài tiết bã nhờn.
- Thường xuyên thay tã cho trẻ. Sử dụng bột talc nhằm giúp vùng da này luôn trong trạng thái khô thoáng.
- Với những trẻ lớn, nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống đủ nước để cải thiện tình trạng khô ráp, giảm vảy bong và nâng cao sức đề kháng. Khi sức đề kháng được cải thiện, bệnh thường có đáp ứng tốt, thuyên giảm nhanh và hạn chế nguy cơ tái phát.
Những thực phẩm hỗ trợ chăm sóc trẻ bị viêm da tiết bã
Thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe tổng thể và làn da. Các thành phần này có tác dụng tiêu trừ gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính và nâng cao sức đề kháng.
Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa thường xuyên có thể tăng sức đề kháng cho da, hạn chế hoạt động bài tiết dầu thừa và giảm hoạt động của vi nấm Malassezia – một trong những yếu tố khởi phát bệnh viêm da dầu.
Một số loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa mà bạn có thể bổ sung cho trẻ bao gồm:
- Lựu
- Dâu tây
- Cà chua
- Khoai lang
- Đậu nành
- Quả anh đào
Chăm sóc trẻ bị viêm da tiết bã không nên bỏ qua các loại rau xanh
Rau xanh là nhóm thực phẩm lành mạnh, chứa nhiều nước, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Thường xuyên ăn rau xanh giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, điều hòa hoạt động của đường ruột và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tiêu hóa. Bên cạnh đó, rau xanh còn đem lại nhiều lợi ích đối với làn da và bệnh viêm da tiết bã.
Nghiên cứu cho thấy, chất xơ trong nhóm thực phẩm này có tác dụng làm dịu vùng da tổn thương và giảm hoạt động bài tiết bã nhờn ở mặt, cổ, da đầu,… Vì vậy bổ sung rau xanh đều đặn có thể giảm một số triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã như ban dát đỏ, da dầu, dính, ẩm và bong nhiều vảy trắng.
Chăm sóc trẻ bị viêm da tiết bã đừng quên các thực phẩm giàu omega 3
Omega 3 là axit béo không no (axit béo lành mạnh) có trong nhiều loại thực phẩm như cá hồi, hạt óc chó, hạnh nhân, trứng gà, dầu ô liu, quả bơ,… Thành phần này giúp duy trì hệ tim mạch khỏe mạnh, cải thiện hoạt động của não bộ, ngăn ngừa thoái hóa khớp và nâng cao thị lực. Bên cạnh đó, Omega 3 còn có tác dụng cân bằng độ ẩm trên davà giảm bài tiết dầu thừa.
Lời kết
Chăm sóc trẻ bị viêm da tiết bã tốt cần chú ý vệ sinh da sạch sẽ thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý tăng sức để kháng cho bé bằng thực phẩm lành mạnh. Sức đề kháng tốt sẽ nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật hơn. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.
Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.
- Phương pháp chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ hiệu quả trong thời gian ngắn
- Mách bạn cách chăm sóc trẻ bị quai bị đơn giản ngay tại nhà
- Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị ho có đờm không cần dùng thuốc
- Mẹo chăm sóc trẻ bị cảm lạnh đơn giản mà hiệu quả tại nhà
Nguồn: Tham khảo