Tình trạng bắt cóc trẻ con xảy ra ngày càng phổ biến. Đôi khi, chỉ cần chúng ta lơ đễnh và không ở bên trẻ là điều không hay có thể xảy ra. Chính vì thế, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, bố mẹ cần phải trang bị cho con một số kỹ năng như dạy trẻ không đi theo người lạ hay nhận quà của người khác.
Dạy trẻ không đi theo người lạ
Khi có người lạ đến trường đón trẻ thay bố mẹ. Đây là một điểm yếu mà kẻ xấu hay lợi dụng. Trường hợp này xảy ra khi có người lạ xưng là người quen hoặc anh em họ hàng được bố mẹ nhờ đến đón trẻ. Hãy dặn bé không được nghe theo và đi theo người lạ đó, có những kẻ xấu rất gian xảo biết được cả tên của bố mẹ, người thân của bé. Việc làm tốt nhất là dặn trẻ báo với cô giáo và nhờ cô gọi điện bố mẹ xác thực lại xem có đúng hay không.
Có rất nhiều trường hợp bắt cóc xảy ra khi bố mẹ không kịp đến trường đón con. Một số kẻ xấu có thể giả vờ làm người quen của gia đình để đón trẻ về. Chính vì thế, bố mẹ cần phải hướng dẫn trẻ về việc không được đi theo những người mình chưa gặp bao giờ cho dù những người đó có thể biết tên bố mẹ, tên thật của trẻ. Cách tốt nhất đó là dặn trẻ báo với cô giáo và nhờ cô gọi điện xác thực lại xem có đúng hay không.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần dạy trẻ cách cử xử lịch sự và giữ khoảng cách với một số nhóm đối tượng khác nhau. Mỗi nhóm đối tượng, bố mẹ cần giải thích và phân biệt kỹ lưỡng từng nhóm người với mức tiếp xúc khác nhau. Đây là một trong những điều quan trọng trong việc dạy trẻ kỹ năng sống không đi theo người lạ.
Dạy trẻ không nhận quà và đi theo người lạ
Trẻ nhỏ thường rất dễ bị dẫn dụ bởi những món quà như quà bánh đồ chơi. Rất nhiều kẻ xấu lợi dụng điều này để bắt cóc trẻ nhỏ thông qua việc tẩm thuốc vào đấy. Vậy nên, việc dạy trẻ không được nhận đồ từ người lạ là rất cần thiết.
Những mối hiểm họa này nhìn chung trẻ khó có thể nhận ra được nên bố mẹ cần hướng dẫn trẻ từ chối khéo léo việc nhận quà của người khác. Trong trường hợp người lạ đó vẫn bám riết lấy trẻ thì bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ kêu to và tìm kiếm sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.
Dạy trẻ kỹ năng khi bị lạc đường
Cha mẹ cần dạy trẻ khi bị lạc, đầu tiên cần bình tĩnh, không khóc lóc hoặc chạy lung tung và trẻ tuyệt đối không được đi theo người lạ, ngay cả khi họ nói sẽ giúp con tìm đường về nhà. Trẻ hãy đứng im tại nơi bị lạc để chờ người thân quay lại, hoặc nhờ sự trợ giúp của các chú công an.
Đôi khi, do bất cẩn, trẻ có thể bị lạc khỏi tầm kiểm soát của bố. Trong những trường hợp như vậy, bố mẹ cần phải hướng dẫn trẻ bình tĩnh, không lóc cũng như tuyệt đối không đi theo người lạ ngay cả khi họ nói sẽ giúp trẻ tìm đường về nhà. Điều tốt nhất mà trẻ nên làm đó là đứng im tại nơi bị lạc để chờ người thân quay lại hoặc nhờ sự trợ giúp của các chú công an.
Bố mẹ có thể cho trẻ tham gia một số tình huống giả lập như bị đi lạc trong siêu thị hoặc công viên. Ví dụ, khi bị lạc trong siêu thị thì trẻ cần phải nói với chú bảo vệ, người bán hàng để siêu thị thông báo lên loa. Tuyệt đối không chạy lung tung và đợi bố mẹ đến đón. Với các bé lớn hơn một chút tầm 4-5 tuổi, bố mẹ có thể dạy con ghi nhớ số điện thoại để nếu cần thì mượn điện thoại của người xung quanh và chờ bố mẹ đến đón.
Dạy trẻ bảo vệ cơ thể
Dạy trẻ tôn trọng cơ thể mình cũng là một cách dạy trẻ không đi theo người lạ. Hãy dạy cho trẻ về cơ thể của mình và nguyên tắc đụng chạm càng sớm càng tốt.
Con phải biết được những điều sau:
- Phải luôn che chắn vùng kín của mình khi ra khỏi nhà, đặc biệt là ở nơi công cộng.
- Biết giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ và khỏe mạnh.
- Dạy cho con các tình huống cần tránh và biết hô hoán khi nhận ra người có ý định xấu.
- Không một ai được phép đụng chạm vào các vùng riêng tư của con dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Người duy nhất được chạm vào con đó là bố mẹ khi tắm rửa cho con và bác sĩ khi khám bệnh cho con với sự có mặt của bố mẹ.
Việc dạy trẻ không đi theo người lạ hay một số kỹ năng tự bảo vệ bản thân khác cần được thực hiện từ sớm. Bố mẹ cần phải kiên nhẫn giải thích rõ ràng cho con từng chút một nếu muốn con hiểu và làm theo. Mong rằng qua bài viết này, bố mẹ sẽ biết cách trang bị cho con những kỹ năng cần thiết để trẻ biết tự bảo vệ bản thân tốt hơn.
Xem thêm bài viết:
- Nên cho trẻ uống sữa ít béo hay sữa nguyên kem?
- Giữ cơm trưa an toàn thực phẩm cho trẻ
- Thể dục cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt
Nguồn: verywellfamily