Những biểu hiện của bệnh dị ứng thời tiết sẽ ngày càng nghiêm trọng, có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính nếu không được chữa trị sớm. Chính vì vậy bạn nên tìm hiểu các phương pháp điều trị đang được sử dụng hiện nay.
Dị ứng thời tiết có lây không? Có tự khỏi được không?
Da bị dị ứng thời tiết là bệnh không lây nhiễm khi tiếp xúc. Không có tác nhân lây nhiễm ngoại trừ yếu tố di truyền từ cha mẹ sang con cái. Vì vậy, người bệnh không nên quá lo lắng về vấn đề này.
Các triệu chứng đa số có thể tự hết sau đợt bùng phát. Nhưng những tổn thương trên da do viêm nhiễm, gãi thì không thể tự biến mất. Nhất là, bệnh sẽ lại tái phát ngay sau đó khi gặp điều kiện thuận lợi. Khi tái phát, lần sau sẽ nghiêm trọng hơn lần trước, tổn thương trên da cũ và mới ngày càng hủy hoại da. Vì vậy, khi có các biểu hiện viêm da do dị ứng thời tiết, người bệnh nên thăm khám và chữa trị hiệu quả, tránh bệnh tái phát nhiều lần.
Phương pháp điều trị dị ứng thời tiết
Nếu các biểu hiện bệnh chỉ mới bắt đầu, bạn có thể áp dụng trước các biện pháp chữa trị tại nhà. Nhiều trường hợp có thể giảm nhẹ các triệu chứng ngứa, nổi mẩn da khi sử dụng các cách chữa trị tại nhà đúng cách.
Áp dụng mẹo dân gian để điều trị dị ứng thời thời
Trong dân gian vẫn duy trì rất nhiều cách hay, sử dụng nguyên liệu tự nhiên để điều trị bệnh. Các nguyên liệu từ tự nhiên nên không gây kích ứng da. Khi sử dụng lâu dài cũng không sợ tác dụng phụ. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng đối với các bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ. B
Giảm ngứa da bằng trà xanh
Sử dụng 1 nắm lá trà xanh, rửa sạch, đun sôi với nước và dùng nước đó để ngâm rửa vùng da bị dị ứng. Thực hiện 2 – 3 lần/ tuần.
Điều trị dị ứng thời tiết bằng lá lốt
Lấy 1 nắm lá lốt, rửa sạch xay nhuyễn và lọc lấy nước. Pha loãng hỗn hộ với nước sạch và dùng bông y tế thấm đều lên vùng da bị dị ứng. Hoặc nấu lá lốt với nước và uống hàng ngày.
Giảm nổi mẩn ngứa bằng khoai tây
Rửa sạch và gọt vỏ khoai tây. Cắt khoai tây thành lát mỏng và đắp trực tiếp lên vùng da bị dị ứng thời tiết để giảm ngứa và nổi mẩn.
Điều trị dị ứng thời tiết bằng cách dưỡng ẩm da
Da có một lớp ẩm tự nhiên có tác dụng bảo vệ rất tốt. Khi da bị khô thì lớp ẩm này ít nhiều cũng mất đi công dụng của nó. Chính vì vậy việc cung cấp độ ẩm cho da lúc này là hết sức cần thiết.
Bạn nên lựa chọn loại kem dưỡng ẩm phù hợp và duy trì việc sử dụng thường xuyên. Ban đầu chỉ nên dùng ở một vùng da nhỏ. Khi không có phản ứng gì mới tiếp tục áp dụng cho các vùng da khác.
Điều trị dị ứng thời tiết bằng thuốc
Tùy theo từng trường hợp bệnh nhân mắc bệnh dị ứng thời tiết mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc cũng như liều lượng cho thật sự phù hợp.
Thuốc corticoid
Nhóm thuốc này có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Bao gồm các loại thuốc như: Triamcinolone, Fluocinolone, Hydrocortisone, Betamethasone…
Thuốc giảm ngứa
Nhóm thuốc này chủ yếu là thuốc kháng histamin có tác dụng giảm sự giải phóng histamin của các mô dưới da. Bao gồm các loại thuốc như: Cetirizine, Brompheniramine, Dimenhydrinate, Cetirizine,…
Thuốc điều trị dị ứng thời tiết các biểu hiện khác
Với các trường hợp bệnh nhân có các biểu hiện khác thì bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc khác cho phù hợp. Chẳng hạn như:
- Thuốc cho bệnh nhân có dấu hiệu viêm mũi: thuốc kháng histamin, thuốc chống co mạch.
- Thuốc cho bệnh nhân có dấu hiệu đau đầu: thuốc Aspirin, thuốc Ibuprofen…
Dị ứng thời tiết bao lâu khỏi phụ thuộc vào mức độ bệnh gặp phải và hiệu quả của phương pháp điều trị. Tuy nhiên, trong quá trình dùng thuốc chữa trị, người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ theo những gì được bác sĩ chỉ định. Đồng thời phải thường xuyên chú ý các biểu hiện, đề phòng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ. Khi có các biểu hiện bất thường phải liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Xem thêm bài viết: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết dị ứng thời tiết
Nguồn tham khảo: NHS
Đừng quên ghé MedPlus mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!