Về cơ bản, dậy thì muộn không ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể nhưng lại dễ ảnh hưởng tâm lý. Cần điều trị dậy thì muộn để không ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.
Một điều dễ nhận thấy ở các bạn gái khi dậy thì muộn là
- Sự xấu hổ với bạn bè đồng lứa.
- Sự lo lắng về khả năng sinh sản sau này.
Tuy nhiên, dậy thì muộn không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản khi trưởng thành. Sau khi dậy thì, bạn gái sẽ vẫn có khả năng sinh sản bình thường. Vấn đề là các em bị dậy thì muộn đừng để các mặc cảm tâm lý (tự ti, hoang mang…) ảnh hưởng cuộc sống.
Với bạn nam, không điều trị dậy thì muộn sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất. Khi bị dậy thì muộn, trẻ thường
- Tách ra khỏi tập thể.
- Các rối loạn tâm lý xuất hiện.
- Trẻ trở nên trầm cảm, không giao tiếp.
Lúc này, các em nên giữ tâm lý bình tĩnh và đón nhận chuyện này một cách tự nhiên. Nếu cảm thấy không thể giải quyết những khúc mắc trong lòng thì nên chia sẻ với người lớn và bác sĩ để có lời khuyên phù hợp.
Khi con gái 16 tuổi, con trai khoảng 18 tuổi mà chưa thấy có dấu hiệu dậy thì, thì nên đưa con đi khám để được tư vấn và điều trị để không ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của cơ thể.

Phương pháp điều trị dậy thì muộn ở bé trai
Tình trạng dậy thì muộn ở bé trai có thể điều trị bằng cách dùng thuốc tiêm trong vài tháng. Sau khi tiêm thuốc, bé sẽ
- Tăng chiều cao.
- Tăng cân cũng như kích thước dương vật.
- Lông mu phát triển.

Trong hầu hết các trường hợp, quá trình dậy thì sẽ tiếp tục diễn ra mà không cần bất cứ sự điều trị thêm nào.
Khi bé trai mắc phải chứng thiếu hụt hormone điều hòa tuyến sinh dục riêng biệt (IGD) hoặc dương vật bị tổn thương, testosterone vẫn là lựa chọn trong việc điều trị. Tuy nhiên, liều lượng tăng theo thời gian và tiếp tục bổ sung khi đã trưởng thành.
Dậy thì muộn ở bé trai không gây nhiều vấn đề quá nghiêm trọng đối với sức khỏe. Dù vậy, bố mẹ nên thường xuyên quan tâm đến con để phát hiện sớm các triệu chứng và có cách khắc phục triệt để!
Phương pháp điều trị dậy thì muộn ở bé gái
Bạn có thể cho con sử dụng phương pháp bổ sung estrogen. Sử dụng trong 4–6 tháng để thúc đẩy quá trình dậy thì diễn ra sớm hơn. Với những bé gái dậy thì muộn và có lượng mỡ cơ thể giảm, tốt nhất là bạn nên cho trẻ ăn nhiều hơn vì việc tăng cân sẽ giúp giai đoạn dậy thì diễn ra bình thường.
Với những bé gái mắc phải chứng suy buồng trứng sớm hoặc thiếu hụt hormone điều hòa tuyến sinh dục. Bạn có thể cho trẻ dùng estrogen dưới dạng viên estradiol hoặc miếng dán cho da 2 lần/tuần. Các bác sĩ sẽ chỉ định từ liều thấp và cứ định kỳ 6 tháng lại tăng liều lên. Sau 12–18 tháng, bác sĩ sẽ tiếp tục bổ sung loại hormone progestin (ví dụ như Provera). Sau vài tháng sẽ dừng progestin từ 1–2 ngày.

Lưu ý là bạn nên thảo luận với bác sĩ nội khoa để biết về khả năng sinh sản của con mình.
Dậy thì muộn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bố mẹ nên quan tâm đến con cái và thể trạng của trẻ để có những cách xử lý giúp con phát triển bình thường.
Xem thêm Dấu hiệu và chẩn đoán dậy thì muộn ở bé gái và bé trai
Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!
Nguồn tổng hợp WebMD