Đổ mồ hôi trộm ở trẻ khi ngủ không phải tình trạng quá nguy hiểm. Mẹ chỉ cần có biện pháp khắc phục chính xác và kịp thời là có thể hoàn toàn yên tâm. Dưới đây là phương pháp chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ.

Phương pháp chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ (đổ mồ hôi trộm sinh lý)
Điều chỉnh nhiệt độ phòng
Nhiệt độ phòng phù hợp cho giấc ngủ của trẻ là từ 28 – 29 độ C.
- Mẹ không nên để quá cao con sẽ bị nóng và đổ nhiều mồ hô.
- Không để nhiệt độ quá lạnh có thể khiến con bị cảm lạnh.
Sắp xếp phòng ngủ thoáng mát
Yếu tố thoáng khí cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của bé. Mẹ cần lưu ý
- Sắp xếp lại các vật dụng trong phòng.
- Đảm bảo không khí luôn thoáng, sạch.
- Không để quá nhiều chăn màn xung quanh con.
- Hạn chế các đồ vật không cần thiết trong phòng.
- Thường xuyên lau dọn, làm sạch bụi bẩn.
- Đảm bảo sự thoáng sạch sẽ giúp con có giấc ngủ ngon, sâu và không bị đổ nhiều mồ hôi trộm.

Cho trẻ mặc đồ rộng rãi thoải mái, không đắp nhiều chăn khi ngủ
Mẹ nên lựa chọn quần áo có kích thước vừa với con
- Không nên quá chật khiến con bị khó chịu.
- Không quá rộng khiến con khó hoạt động.
Ngoài ra, chất liệu nên dùng là Cotton mềm để dễ dàng thấm hút mồ hôi cho trẻ.
Phương pháp chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ (đổ mồ hôi trộm bệnh lý)
Chữa bệnh cho trẻ
Nếu trẻ đang bị ốm hoặc mắc bệnh thì sự tăng tiết mồ hôi khi ngủ là điều dễ hiểu. Mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế để có phương pháp điều trị bệnh sớm và chính xác nhất.
Không nên tự ý điều trị tại nhà khiến bệnh kéo dài không khỏi và tăng nguy cơ biến chứng do tình trạng đổ mồ hôi trộm khi ngủ gây ra.
Bổ sung chất dinh dưỡng
Canxi nano: Là thành phần chính của xương cũng là nguyên nhân chính gây đổ mồ hôi trộm ở trẻ nếu bị thiếu hụt. Mẹ có thể chủ động bổ sung Canxi nano cho con. Bởi Canxi nano có kích thước siêu nhỏ, tăng khả năng hấp thụ gấp 200 lần so với Canxi thông thường.
Vitamin D3: Là yếu tố quan trọng giúp đưa Canxi từ thành ruột vào máu. Thiếu Vitamin D3 việc hấp thu Canxi cũng bị đình trệ dẫn đến trẻ vẫn bị thiếu Canxi dù cho đã được bổ sung rất nhiều.
MK7: Tham gia vào đường đi tiếp theo của Canxi. MK7 đưa Canxi từ máu vào xương và gắn kết Canxi chặt chẽ trong xương cho xương chắc khỏe.

Cho trẻ ăn đồ mát, tránh đồ nóng để tránh đổ mồ hôi trộm
Chế độ ăn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiết mồ hôi trộm ở bé. Mẹ nên lựa chọn các loại thực phẩm mát để trẻ luôn cảm thấy mát mẻ, tránh bị kích thích gây tăng tiết mồ hôi trộm
Một số thực phẩm mát mẹ nên cho bé ăn như: rau má, cải ngọt, bí đao, cam quýt,…
Tránh sử dụng các loại thực phẩm
Tránh các thực phẩm chứa nhiều hành tỏi, đồ quá ngọt, đồ quá nóng….
Lưu ý: Nếu trẻ ra mồ hôi trộm khi ngủ kèm hiện tượng sốt, ngáy, thở hổn hển, thở khò khè,… rất có thể trẻ đã bị nhiễm lạnh và gặp các biến chứng về đường hô hấp. Vậy nên, hãy ngay lập tức đưa con đến cơ sở y tế để được các bác sỹ thăm khám và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý một số yếu tố sau đây để đảm bảo sức khỏe cho bé
Bổ sung nước: Là biện pháp làm mát cơ thể cũng như đảm bảo bé không bị thiếu nước khi đổ quá nhiều mồ hôi trộm.
Tắm nắng: Tắm nắng đúng cách để tăng cường tổng hợp Vitamin D giúp khắc phục tình trạng đổ mồ hôi trộm khi ngủ ở trẻ.
Lau khô cơ thể khi bé bị đổ mồ hôi: Nếu con bị đổ mồ hôi, mẹ cần dùng khăn mềm lau sạch cho con, tránh mồ hôi thấm ngược vào cơ thể gây nhiễm lạnh khiến con bị biến chứng trên đường hô hấp.
Không tắm ngay khi trẻ đang đổ mồ hôi.
Xem thêm bài viết: 7 Nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm ở trẻ mẹ cần biết
Nguồn tham khảo: NHS
Đừng quên ghé MedPlus mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!