Quy trình sinh mổ được chia thành 3 giai đoạn khác nhau như sau:
Giai đoạn 1: Trước khi ca phẫu thuật diễn ra
Mẹ nên tắm bằng sữa tắm có tác dụng sát khuẩn vào buổi tối hôm trước hoặc buổi sáng vào ngày bạn tiến hành phẫu thuật. Vào buổi sáng trong ngày tiến hành quy trình sinh mổ. Mẹ thường được yêu cầu bơm thuốc thụt để có thể đi tiêu sạch sẽ. Tránh trường hợp mẹ bầu đi tiêu trong khi sinh.
Sau khi bước lên phòng mổ, vùng bụng của mẹ sẽ được vệ sinh sạch sẽ và vô trùng. Bác sĩ sẽ đặt ống thông tiểu để nước tiểu chảy vào túi chứa trong quá trình mổ nhằm đảm bảo vệ sinh. Mẹ cũng sẽ được truyền dịch qua tĩnh mạch ở tay để không bị mất nước.
Tiếp đến, bạn sẽ được tiến hành gây tê. Hầu hết các ca sinh mổ thường gây tê cục bộ. Vì vậy người mẹ vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình sinh. Trong một vài trường hợp khẩn cấp. Mẹ bầu sẽ được gây mê toàn thân. Nghĩa là bạn không có ý thức trong khi ca mổ diễn ra.
Giai đoạn 2: Trong quá trình tiến hành phẫu thuật
Bắt đầu tiến hành quy trình sinh mổ. Đầu tiên bác sĩ sẽ rạch một đường trên thành bụng của mẹ. Thông thường bác sĩ sẽ rạch theo chiều ngang trong vùng mặc bikini. Trong một số trường hợp, có thể rạch một đường dọc từ rốn đến ngay phía trên xương mu.
Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện các vết mổ theo từng lớp thông qua mô mỡ và mô liên kết của mẹ. Tách cơ bụng để có thể tiếp cận với tử cung trong khoang bụng.
Nếu là vết mổ tử cung thì sẽ thường nằm ngang qua phần dưới của tử cung. Các loại vết mổ tử cung khác có thể được áp dụng tùy thuộc vào vị trí của em bé trong tử cung. Và không biết sẽ có các biến chứng thai kỳ xảy ra hay không. Chẳng hạn như các vấn đề về nhau thai. Bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa em bé ra thông qua các vết rạch tử cung.
Sau khi quy trình sinh mổ thành công. Em bé được làm sạch mũi và miệng, rồi kẹp dây rốn. Nếu mẹ tỉnh táo. Mẹ sẽ được nhìn em bé và bé được đặt da kề da trên vùng ngực -bụng của bạn. Tiếp đến, bác sĩ sẽ lấy nhau thai ra, làm sạch tử cung và khâu lần lượt các vết cắt bằng chỉ tự tiêu.
Giai đoạn 3: Sau ca mổ lấy thai
Sau ca mổ, mẹ sẽ được đưa về phòng hậu phẫu để các nhân viên y tế theo dõi và chăm sóc trong khoảng 5 – 10 giờ. Rồi bạn sẽ được đưa về phòng nghỉ. Điều dưỡng sẽ khuyến khích bạn uống nhiều nước, rút ống thông tiểu để có thể đi tiểu bình thường.
Sau quy trình sinh mổ khoảng 24 giờ, mẹ sẽ được khuyến khích đi bộ để ngăn ngừa táo bón và sự hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu. Mẹ sẽ phải ở lại bệnh viện từ 3 – 5 ngày để các bác sĩ theo dõi tình trạng vết mổ để tìm xem liệu có dấu hiệu nhiễm trùng hay không cũng như chăm sóc sức khỏe, giảm đau cho bạn.
Ngay khi về phòng nghỉ, mẹ có thể bắt đầu cho con bú. Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh việc có nên cho con bú ngay sau sinh mổ không. Sinh mổ không có ảnh hưởng nhiều đến việc cho con bú. Nên tốt nhất hãy cho trẻ bú sớm nhất có thể.
Trước khi xuất viện, hãy nói chuyện bác sĩ sản khoa về các cách chăm sóc hay phòng ngừa nào bạn cần. Chẳng hạn như việc ngừa thai sau sinh mổ hay các dấu hiệu bất thường mà bạn cần phải lưu tâm.
Xem bài viết liên quan: Quá trình sinh mổ ; Sinh mổ – nguyên nhân do đâu?
Nguồn: Tổng Hợp
Đừng quên ghé Medplus.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!