Tầng sinh môn có vai trò gì?
Tầng sinh môn có vai trò bảo vệ và nâng đỡ những cơ quan quan trọng của vùng chậu. Bao gồm: tử cung, âm đạo, trực tràng, bàng quang. Nơi đây còn được ví như “cửa giao hợp” – nơi tiếp nhận tinh trùng của người nam trước khi vào trong tử cung. Đồng thời còn đóng vai trò cần thiết trong việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tình dục cho nữ giới.
Trong quá trình chuyển dạ sinh, tầng sinh môn dãn rộng để giúp cho ống âm đạo dãn rộng hơn nữa để chuẩn bị cho đầu thai nhi sổ ra ngoài.
Tại sao cần rạch tầng sinh môn khi sinh con?
Ở mẹ bầu lần đầu mang thai và sinh thường sẽ bị rạch tầng sinh môn. Thủ thuật rạch tầng sinh môn để chủ động mở rộng cửa mình giúp đầu em bé lọt ra dễ dàng và nhanh chóng. Tránh những tai biến như ngạt, sang chấn sản khoa và tầng sinh môn của người mẹ không bị rách.
Đồng thời tránh vết rách tầng sinh môn không“chủ động”, sẽ cho di chứng xấu. Ảnh hưởng thẩm mỹ, sinh hoạt “vợ chồng” và lần sinh sinh sau.
Khi nào cần rạch tầng sinh môn
Không phải hầu hết mẹ bầu nào sinh con so đều phải rạch tầng sinh môn. Có một số mẹ bầu dễ sinh vào lần đầu hoặc do thai nhi nhỏ nên có thể không dùng thủ thuật này.
Nhưng bác sĩ sẽ chỉ định mẹ phải rạch tầng sinh môn khi:
- Độ linh hoạt của tầng sinh môn kém, đặc biệt với người sinh con so.
- Bị viêm âm đạo, đáy chậu, phù nề.
- Cơn co của mẹ không đủ mạnh.
- Mẹ lớn tuổi bằng hoặc trên 35 tuổi.
- Mẹ bầu mắc bệnh tim, nhiễm độc thai nghén.
- Có dấu hiệu suy thai.
- Đầu của thai nhi có đường kính lớn, khó chui ra ngoài
- Phần cổ tử cung đã mở rộng và đầu thai nhi đã xuống thấp nhưng có dấu hiệu suy thai, thai có thể chết lưu.
Rạch tầng sinh môn như thế nào?
Rạch tầng sinh môn gồm 3 công đoạn:
Cắt tầng sinh môn
Thông thường, bác sĩ sẽ cắt tầng sinh môn khi cơn co lên đến đỉnh điểm, thai nhi đang có dấu hiệu ra ngoài thuận lợi.
Đường cắt nhỏ sẽ được rạch từ đáy âm đạo. Thường hơi chếch sang một bên (hướng 4 hoặc 8 giờ). Lúc này, vì quá đau do cơn gò “đau đẻ”, nên không còn cảm nhận được cái đau do thủ thuật cắt nữa. Tuy nhiên, một số trường hợp cũng cần tiêm thuốc tê để bớt đau hơn.
Khâu tầng sinh môn
Sau khi em bé chào đời, bác sĩ sẽ tiến hành khâu tầng sinh môn. Tùy theo độ sâu, rộng của vết thương, thời gian kéo dài khoảng 20 phút. Thuốc tê thường được dùng lúc này để giảm đau, bớt lo lắng lúc này.
Lớp niêm mạc và cơ được khâu bằng chỉ tự tiêu sau 3 tuần. Còn lớp da được khâu bằng chỉ nilon và chỉ được cắt sau 5 – 7 ngày.
Chăm sóc tầng sinh môn
Sau khi rạch tầng sinh môn và được khâu, mẹ nên chăm sóc vết thương này để tránh bị nhiễm trùng.
- Mặc đồ lót thoáng, rộng rãi, sạch sẽ.
- Vận động nhẹ nhàng, giúp máu huyết lưu thông, vết thương bớt sưng.
- Vệ sinh vùng kín với nước ấm hay nước muối pha loãng, 3 lần/ngày.
- Đại hoặc trung tiện tránh dây bẩn và đông vết khâu gây buốt rát.
- Ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước để tránh táo bón.
- Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi vết khâu lành hẳn.
Xem bài viết liên quan: Tổng hợp những vấn đề thường gặp sau sinh và cách xử lý ; Những cách chăm sóc bầu vú sau sinh mẹ cần biết
Chăm sóc bé sau sinh – chăm sóc rốn cho trẻ sau sinh ; Chăm sóc bé sau sinh – vệ sinh cho trẻ
Chăm sóc bé sau sinh – chăm sóc da cho trẻ ; Chăm sóc bé sau sinh – cho bé bú và ngủ như thế nào?
Nguồn: Tổng Hợp
Đừng quên ghé Medplus.vn để cập nhật tin tức tổng hợp nhé!