Theo tài liệu cổ, Toàn cây rau đắng đất có vị đắng , tính mát , có tác dụng lợi tiêu hóa, khai vị, lợi tiểu, nhuận gan, hạ nhiệt, Rau đắng đất có tác dụng kiện vị , sát trùng, nhuận tràng. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !
Thông tin cơ bản
1. Thông tin khoa học:
- Tên Tiếng Việt: Rau đắng lá vòng, Rau đắng đất
- Tên khoa học: Glinus oppositifolius (L.)
- Họ: Rau đắng đất (Aizoaceae)
2. Mô tả Cây
- Cây thảo, sống lâu năm. Thân và cành mảnh, mọc tỏa sát mặt đất, dài và nhẵn. Lá mọc vòng 2 – 5 to nhỏ không đều, hình mác thuôn, dài 1 – 3 cm, rộng 3 – 10mm, gốc và đầu nhọn; lá kèm rất nhỏ, sớm rụng.
- Hoa mọc tụ tập 2 – 5 cái ở kẽ lá, màu lục nhạt, có cuống dài, đài 5 răng hơn không bằng nhau, những lá phía ngoài ngắn, những lá bên trong rộng hơn, không có cành hoa, nhị 5, chỉ nhị đều, bầu thuôn, thắt lại ở hai đầu.
- Quả nang, mở ở cạnh bên theo chiều dọc, hạt hình thận.
3. Phân bố, thu hái và chế biến
Phân bố
- Chi Glinus L . gồm một số loài đều là thân cỏ, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, có 3 loài. Rau đắng đất phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á, từ Ấn Độ đến Malaysia, Campuchia, Việt Nam và đảo Hải Nam, Trung Quốc
- Ở Việt Nam, rau đắng đất phân bố dọc theo các tỉnh ven biển, từ Nam Định đến vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Thu hoạch
- Mùa hoa quả: tháng 4 – 7
- Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt.
Bộ phận dùng
- Toàn cây đều được dùng làm thuốc
Chế biến
- Thường thu hái ngay khi cây vừa ra hoa. Sau đó đem phơi khô và cất dùng dần.
Công dụng và tác dụng chính
A. Thành phần hoá học
- Rau đắng đất chứa chủ yếu saponin và flavonoid. Từ lá các tác giả đã phân lập được spergulagenin A là một sapogenin triterpen.
- Rau đắng còn bao gồm flavonoid, tannin, chất nhầy và một số acid hữu cơ.
B. Tác dụng dược lý
Tác dụng và Liều dùng .
- Rau đắng đất có tác dụng kiện vị , sát trùng, nhuận tràng
- Tác dụng lợi tiểu, giúp cải thiện tình trạng đái buốt và đái khó.
- Giảm cholesterol và chất béo triglyceride trong máu, giúp điều hòa huyết áp, điều trị các bệnh về gan và ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
C. Công dụng, tính vị và liều dùng
Công dụng và tính vị
- Tác dụng: Lợi nhiệt, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa, nhuận gan, khai vị, sát trùng, nhuận tràng và kiện vị.
- Chủ trị: Chứng vàng da, sốt cao, các bệnh về gan, ứ sản dịch, trướng bụng, nóng trong người, đau tai và các bệnh ngoài da.
- Thực nghiệm trên chuột bị tiểu đường cho thấy, rau đắng đất có tác dụng ngăn ngừa máu nhiễm mỡ và hạ lượng đường trong máu.
- Nước ép từ rau đắng đất còn có tác dụng tăng cường miễn dịch và kháng viêm.
- Tác dụng giải độc, thanh nhiệt và chữa các bệnh ngoài da do gan nóng. Dược liệu có tác dụng chống oxy hóa và giảm đau dạ dày, đau bụng (theo tạp chí Dược phẩm sinh học – Pharmaceutical Biology).
- Phần ngọn của rau đắng đất có tác dụng hạ sốt, trị mụn nhọt, làm lành vết thương và giảm đau nhức xương khớp.
- Toàn cây rau đắng đất có vị đắng , tính mát , có tác dụng lợi tiêu hóa, khai vị, lợi tiểu … nhuận gan, hạ nhiệt
Liều dùng
- mỗi ngày 20 – 30g, sắc nước uống. Ở Ấn Độ, toàn cây rau đắng đất được dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, và điều trị ứ sản dịch. Cây giã nát trộn với dầu castor đắp nóng chữa đau tau, dịch chiết từ rau đắng đất trị ngứa và bênh ngoài da.
Bài thuốc sử dụng
1/ Thuốc thanh gan, giải độc:
- Rau đắng 6g, nhân trần (hoặc bồ bồ ) 5g, dành dành 5g, cỏ xước 6g, rau má 6g, ké đầu ngưa 6g, dây khổ qua 6g, cỏ mực 8 g, muỗng trâu 6g, rẻ tranh 6g. sài đất 6g, cam thảo 3g. Sắc nước uống hoặc tán bột, luyện thành viên uống (kinh nghiệm của lương y Đỗ Vân Tranh, An Giang),
2/Bài thuốc giúp giải độc và duy trì chức năng gan
- Chuẩn bị: Ké đầu ngựa, rau đắng đất, dây khổ qua và cỏ xước mỗi thứ 6g, cam thảo 3g, dành dành và nhân trần mỗi thứ 5g.
- Thực hiện: Đem các vị tán bột rồi luyện thành viên hoặc sắc lấy nước uống, nên dùng trước khi ăn.
2. Bài thuốc chữa mụn nhọt, ghẻ lở, mề đay mẩn ngứa và dị ứng
- Chuẩn bị: Cả cây tươi.
- Thực hiện: Rửa sạch và giã nát, sau đó đắp trực tiếp lên vùng da nổi mụn nhọt, ghẻ và ngứa ngáy.
3. Bài thuốc lợi mật, thanh nhiệt, giải độc, nhuận gan và thông tiện
- Chuẩn bị: Hạt bìm bìm biếc 2g, lá atiso 15g và toàn cây rau đắng 12g.
- Thực hiện: Dùng các vị sắc lấy nước uống.
4. Bài thuốc điều trị đau gan
- Chuẩn bị: Cây cứt quạ và cây rau đắng đất bằng lượng nhau.
- Thực hiện: Đem nguyên liệu rửa sạch, để ráo và nấu nhừ, lược bỏ bã và đun nhỏ lửa cho thành cao. Sau đó thêm 1 ít mật ong vào và để dùng dần. Mỗi lần dùng 1 thìa cà phê, ngày dùng 3 lần.
5. Bài thuốc hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm và đau nhức xương khớp
- Chuẩn bị: 3 – 5 lít rượu gạo 40 độ và 500g rau đắng đất phơi khô.
- Thực hiện: Đem các dược liệu rửa sạch, để ráo và ngâm với rượu trong 30 ngày. Mỗi lần dùng 1 ly nhỏ sau khi ăn, ngày dùng 2 lần và duy trì bài thuốc trong vòng 30 ngày.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam