Bạn đọc hãy đồng hành cùng Medplus tìm hiểu về căn bệnh rỗi loạn ám ảnh cưỡng chế là gì nhé!
1. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì ?
Tuổi trung bình bắt đầu rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là 19 đến 20; khoảng 25% trường hợp bắt đầu trước 14 tuổi.
OCD bao gồm một số rối loạn liên quan, bao gồm
- Rối loạn mặc cảm ngoại hình
- Rối loạn tích trữ
- Nhổ tóc (kéo tóc)
- Rối loạn tự làm tổn thương da
2. Nguyên nhân gây rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì ?
Các lý thuyết chính
Nguyên nhân của rối loạn ám ảnh cưỡng chế vẫn chưa được xác định rõ. Các lý thuyết chính bao gồm:
- Sinh học: Một số bằng chứng cho thấy bệnh có thể là một kết quả của sự thay đổi tự nhiên hóa học của cơ thể hoặc chức năng não.
- Môi trường: Một số nhà nghiên cứu tin rằng bệnh xuất phát từ thói quen liên quan đến hành vi đã học được qua thời gian. Ví dụ thói quen kiểm tra cửa thường xuyên.
- Thiếu serotonin: Cấp không đầy đủ của serotonin, một trong những chất hóa học của bộ não, có thể đóng góp cho chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
- Liên cầu họng: Một số nghiên cứu cho rằng một số trẻ em phát triển rối loạn ám ảnh cưỡng chế sau khi nhiễm liên cầu nhóm A, liên cầu khuẩn tán huyết beta.
3. Biểu hiện của rối loạn ám ảnh cưỡng chế là như thế nào?
Triệu chứng chủ yếu của rối loạn ám ảnh cưỡng chế là xuất hiện các ám ảnh và hành vi cưỡng chế không phải do sử dụng chất kích thích hoặc bệnh lý khác. Chúng khiến bạn kiệt sức và ảnh hưởng đến lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Có rất nhiều loại ám ảnh và hành vi cưỡng chế như:
Các ám ảnh thường xảy ra
- Có các suy nghĩ không mong muốn như thấy các hình ảnh bạo lực đồi trụy
- Xuất hiện nỗi sợ mình sẽ làm hại người khác và bản thân hoặc làm điều gì đó đáng xấu hổ
- Cảm thấy có trách nhiệm cho những điều sai trái và điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra
- Quan tâm quá mức đến chất thải cơ thể, chất bẩn hoặc vi khuẩn
- Lo lắng quá mức đến các chất gây ô nhiễm và lo lắng về việc bị bệnh nặng đến mức phi lý.
Các hành vi cưỡng chế
- Thức dậy vài lần vào ban đêm để chắc chắn rằng các thiết bị đã được tắt, cửa đã khóa và cửa sổ đã đóng
- Sắp xếp quần áo, giày dép hoặc chén đĩa theo một thứ tự hoặc theo một hướng nhất định thì mới hết cảm giác lo âu
- Rửa tay liên tục vì sợ nhiễm trùng (mặc dù điều này không có khả năng xảy ra).
Bệnh nhân thường không muốn thực hiện các hành vi này nhưng thường không thể kiểm soát được chúng. Các hành vi cưỡng chế này có thể chiếm phần lớn thời gian trong ngày và gây khó khăn để làm những công việc hữu ích hơn.
Người bệnh OCD có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu có một trong hai dấu hiệu nghiêm trọng sau, bạn cần đến bác sĩ để được thăm khám càng nhanh càng tốt.
- Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống
- Gặp các triệu chứng về thể chất như đau ngực hoặc đánh trống ngực hoặc nếu bạn có ý định tự tử hoặc giết người.
4. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có chữa được không?
Điều trị OCD bằng thuốc
Bác sĩ có thể kê toa cho bạn các loại thuốc tâm thần để giúp kiểm soát sự ám ảnh và các hành vi cưỡng chế. Thông thường, thuốc chống trầm cảm sẽ được sử dụng đầu tiên và có thể bao gồm:
- Clomipramine (Anafranil)
- Fluvoxamine (Luvox CR)
- Fluoxetine (Prozac)
- Paroxetin (Paxil, Pexeva)
- Sertraline (Zoloft).
Chữa bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế bằng liệu pháp nhận thức hành vi
Các bệnh thần kinh thường hình thành do bạn có lối tư duy sai lệch hoặc tiêu cực nào đó trong thời gian dài. Liệu pháp nhận thức giúp bạn tìm ra thói quen trong tiềm thức gây ra bệnh thần kinh đó. Sau đó, liệu pháp hành vi hướng dẫn và tập cho bạn thói quen khác để tránh cách nghĩ đó đi. Khi bạn không còn nghĩ theo cách cũ nữa nghĩa là triệu chứng đã được trị khỏi.
Kiểm soát triệu chứng OCD bằng hành vi tích cực
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh OCD, bao gồm:
- Nói bác sĩ nếu các triệu chứng dai dẳng hoặc nặng hơn sau khi điều trị một thời gian
- Nói bác sĩ nếu bạn có triệu chứng mới hoặc bạn thấy không khỏe khi dùng thuốc
- Tập thể dục vừa phải
- Dùng thuốc như chỉ dẫn của bác sĩ dù bạn cảm mình đã khỏe hơn. Ngưng uống thuốc có thể khiến các triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế quay trở lại
- Liên lạc với bác sĩ trước khi bạn sử dụng các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng khác.
Chữa bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế cần có thời gian dài và hợp tác tích cực của người bệnh. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về Rối loạn ám ảnh cưỡng chế, hy vọng bài viết sẽ hỗ trợ được nhiều cho bạn trong cuộc sống
Bên cạnh đó, Medplus cũng giới thiệu đến với bạn đọc:
- BỊ BONG GÂN CỔ TAY PHẢI LÀM SAO ?
- 5 CHẤN THƯỜNG ĐẦU GỐI THƯỜNG GẶP
- NGỦ NGÁY CÓ PHẢI LÀ NGUY HIỂM KHÔNG?
- PTSD LÀ GÌ? LIỆU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Tìm hiểu từ nguồn: wikipedia