Rối loạn ăn uống là tình trạng nghiêm trọng liên quan đến hành vi ăn uống dai dẳng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, cảm xúc và khả năng hoạt động của bạn trong đời sống sinh hoạt và làm việc hằng ngày. Các rối loạn ăn uống phổ biến nhất là chán ăn tâm thần, ăn uống vô độ và chứng háu ăn,…
Hầu hết các rối loạn ăn uống liên quan đến việc tập trung quá nhiều vào cân nặng, thể hình và cách ăn uống của bạn, dẫn đến hành vi ăn uống nguy hiểm. Những hành vi này có thể tác động đáng kể đến khả năng của cơ thể bạn để có được dinh dưỡng phù hợp. Rối loạn ăn uống có thể gây hại cho tim, hệ tiêu hóa, xương, răng và miệng, và dẫn đến các bệnh khác.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rồi loạn ăn uống vẫn chưa được làm rõ. Giống như những căn bệnh tâm thần khác, rối loạn ăn uống có rất nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như:
- Di truyền: Một số người có thể có gen làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn ăn uống. Về các yếu tố sinh học, chẳng hạn như thay đổi hóa chất trong não, có thể đóng một vai trò trong rối loạn ăn uống. Một số nghiên cứu cho thấy, những người có người thân mắc phải căn bệnh này thường có nguy cơ cũng mắc phải khá cao.
- Sức khỏe tâm lý và cảm xúc: Những người bị mắc bệnh có thể có vấn đề về tâm lý và cảm xúc góp phần gây ra rối loạn. Họ có thể có lòng tự trọng thấp, cầu toàn, hành vi bốc đồng và các mối quan hệ rắc rối.
Triệu chứng thường gặp
Một số triệu chứng thường gặp phổ biển ở rối loạn ăn uống là:
- Bỏ bữa hoặc đưa ra các lí do để không ăn;
- Cân nặng thay đổi không rõ nguyên nhân;
- Tình trạng “ăn cho có”, chẳng hạn như cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ, ăn một mình,…;
- Né tránh các hoạt động xã hội bình thường;
- Tránh tiếp xúc với xã hội, gia đình và bạn bè. Có thể trở nên bị cô lập và thu rút;
- Chuyển từ tình trạng ăn quá nhiều đến tuyệt thực.
Nếu có bất kì triệu chứng nào như bài viết hoặc những thứ khác liên quan. Bạn nên gặp các bác sĩ chuyên môn để được điều trị và tư vấn.
Biến chứng
Rối loạn ăn uống gây ra một loạt các biến chứng, một số trong số chúng đe dọa tính mạng. Khi bệnh càng nghiêm trọng hoặc kéo dài, bạn càng có nhiều khả năng gặp phải các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:
- Các vấn đề về sức khỏe;
- Trầm cảm và lo âu;
- Suy nghĩ về việc tự tử;
- Vấn đề với tăng trưởng và phát triển;
- Vấn đề với xã hội và cái mối quan hệ;
- Rối loạn về vấn đề trao đổi chất;
- Chết người.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn ăn uống
Những yếu tố gây bệnh bao gồm:
- Nữ giới: phụ nữ trẻ thường hay biếng ăn hoặc ăn vô độ, nhưng nam giới cũng có thể mắc rối loạn ăn uống;
- Bệnh sử gia đình: rối loạn ăn uống có nhiều khả năng do di truyền từ bố mẹ hoặc anh chị em bị bệnh này;
- Rối loạn sức khỏe tâm thần: những người bị trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế sẽ có nhiều khả năng mắc rối loạn ăn uống;
- Ăn kiêng: mọi người thường hay khen về những thay đổi bên ngoài của người giảm cân, điều này có thể khiến họ cứ tiếp tục ăn kiêng và dẫn đến căn bệnh này;
- Stress: những thay đổi trong cuộc sống về bản thân, xã hội, gia đình cũng có thể gây ra stress và làm tăng nguy cơ mắc rối loạn thức ăn;
Cách ngăn ngừa
Mặc dù không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa rồi loạn ăn uống triệt để. Nhưng bạn có thể áp dụng một vài chế độ sinh hoạt phù hợp để phòng tránh cũng như chữa bệnh như sau:
- Thực hiện theo đúng kế hoạch điều trị. Bạn không được bỏ qua các buổi trị liệu và cố gắng thực hiện theo kế hoạch điều trị;
- Đừng tự cô lập mình khỏi gia đình và bạn bè. Họ là những người luôn yêu thương và mong muốn nhìn thấy bạn được khỏe mạnh;
- Hỏi chuyên gia chăm sóc sức khỏe về các bài tập thích hợp;
- Hạn chế soi gương thường xuyên và đánh giá vóc dáng, đây có thể là nguyên nhân khiến bạn duy trì những thói quen không lành mạnh.
- Đọc những sách đưa ra lời khuyên thực tế về giảm cân. Bác sĩ sẽ giới thiệu cho bạn một vài nguồn tin cậy;
Cách chữa trị rối loạn ăn uống hiệu quả
Những phương pháp điều trị hiệu quả được các chuyên gia khuyên dùng:
- Điều trị tâm lý: phương pháp này có thể giúp bạn biết cách thay thế những thói quen không tốt bằng thói quen lành mạnh. Phương pháp này có thể bao gồm: liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) và liệu pháp dựa trên gia đình (FBT);
- Điều trị tại bệnh viện: nếu có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như chán ăn gây suy dinh dưỡng nặng, hoặc tăng cân quá mức. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên nhập viện để điều trị.
- Thuốc: các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm và lo âu có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm hoặc lo âu, những bệnh này thường liên quan đến rối loạn ăn uống.
- Giảm căng thẳng và lo âu: Điều trị bổ sung có thể giúp các bệnh nhân mắc bệnh giảm căng thẳng bằng cách giúp bạn thư giãn và gia tăng cảm giác thoải mái (châm cứu, mát-xa, yoga, thiền,…)
Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.
Bài viết có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa tại nhà
- Top 5 phòng khám Dinh Dưỡng uy tín TP. Hồ Chí Minh
- Top 4 phòng khám dinh dưỡng uy tín tại Hà Nội
Nguồn: hellobacsi, mayoclinic