Cùng Medplus tìm hiểu rối loạn lo âu bệnh tật là như thế nào bạn đọc nhé!
1.Rối loạn lo âu bệnh tật là gì?

Rối loạn lo âu bệnh tật là một nỗi sợ dai dẳng bị mắc một bệnh gì đó nghiêm trọng. Người mắc rối loạn này thường quan tâm quá mức đến sức khỏe của mình. Người đó có thể dễ dàng bị hoảng sợ bởi bất cứ điều gì có thể được hiểu là dấu hiệu của bệnh tật, cho dù đó là những triệu chứng bình thường hoặc rất nhẹ. Đối với họ, những triệu chứng này có thể báo hiệu cho một căng bệnh ác tính xảy ra.
Ví dụ như một người có thể sợ những dấu hiệu hình thường hoặc rất nhẹ như đổ mồ hôi nhiều, một vài vết bầm trên da hoặc đôi khi bị tiêu chảy sau khi ăn thức ăn lạ là dấu hiệu của một bệnh nan y. Sự lo lắng quá mức có thể khiến cho người bệnh cảm thấy đau khổ, tuyệt vọng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của họ
2. Nguyên nhân rối loạn lo âu bệnh tật là gì?
Những nguyên nhân được cho là chủ yếu dẫn đến rối loạn lo âu về bệnh tật bao gồm các nguyên nhân dưới đây:
- Có cuộc sống áp lực;
- Sống trong gia đình mà các thành viên quá quan tâm đến sức khỏe của bạn khi bạn còn trẻ;
- Lúc nhỏ từng bị lạm dụng hoặc từng mắc phải một bệnh nghiêm trọng, đe dọa tính mạng và sau đó hồi phục lại hoặc ba mẹ bị bệnh nặng;
- Nhân cách: là người rất hay lo lắng về bất kỳ sự việc nào;
- Theo dõi những thông tin sức khỏe trên internet quá mức…
3. Triệu chứng rối loạn lo âu bệnh tật
Những người bệnh sẽ bận tâm quá mức rằng mình đang mắc một bệnh nghiêm trọng, hoặc một bệnh lý gì đó mà bác sĩ chưa tìm ra.
Thông thường những người này không có các triệu chứng cơ thể hoặc nếu có cũng là những triệu chứng rất nhẹ như thỉnh thoảng đau, nhức một vài ngón tay hoặc cảm giác bụng cồn cào. Những người mắc rối loạn lo âu bệnh tật thường đi khám rất nhiều nơi, gặp rất nhiều bác sĩ, đa số họ được chẩn đoán rằng không mắc bệnh hoặc bệnh chỉ nhẹ.
Mặc dù đã được làm rất nhiều các xét nghiệm và các xét nghiệm đều chỉ ra rằng họ không có bệnh lý hoặc bệnh không nghiêm trọng, nhưng họ vẫn cảm giác lo lắng. “Chắc rằng mình đang bị bệnh nan y gì đó nhưng bác sĩ không tìm ra” và họ vẫn tiếp tục đi tìm bác sĩ khác.
Ngoài ra còn có một số trường hợp thay vì đi khám liên tục từ bác sĩ này đến bác sĩ khác để tìm ra mình mắc bệnh gì thì một số người lại sợ, tránh né kiểm tra sức khỏe vì họ sợ sẽ phát hiện ra mình bị bệnh nan y.
Các triệu chứng cụ thể như:
- Biểu hiện rõ nét nhất của căn bệnh này chính là căng thẳng kéo dài.
- Biểu hiện rõ nét nhất của căn bệnh này chính là căng thẳng kéo dài.
- Bên cạnh đó việc thường xuyên phải lo lắng, trằn trọc khó ngủ kèm ngộp thở ép ngực lạnh tay chân cũng là những biểu hiện để phát hiện ra rối loạn lo âu bệnh tật.
- Trong trường hợp nặng, căng thẳng và lo lắng quá mức có thể gây suy giảm trí nhớ, dẫn đến khả năng tập trung làm việc kém.
- Khi tinh thần và cảm xúc bị rối loạn, con người ta dễ nổi cáu và nhất là làm thay đổi khẩu vị.
- Ngoài ra rối loạn lo âu bệnh tật còn ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể.
- Cân nặng của một số người có thể thay đổi đến chóng mặt và mất kiểm soát.
4. Điều trị rối loạn lo âu bệnh tật

Để đẩy lùi chứng rối loạn lo âu bệnh tật, người bệnh nên áp dụng những cách chữa sau:
Thực hiện chế độ ăn lành mạnh
Để kiểm soát bệnh bạn nên chú ý chế độ ăn, kiêng những thực phẩm có đường và chế biến sẵn.
Khi lượng đường trong máu thấp, não sẽ không thể đủ nhiên liệu để hoạt động chính là lúc bạn nên nạp đủ chất đạm và chất béo như cá, thịt, pho mát, trứng, các loại hạt, đậu nành, đậu lăng…
Đã có thí nghiệm chứng minh nồng độ của dopamine, norepinephrine ở trong chế độ ăn uống hàng ngày cao sẽ giúp tinh thần thoải mái, luôn tỉnh táo và tốc độ xử lý, phản ứng của cơ thể cũng nhanh hơn.
Uống trà hoa cúc
Rối loạn lo âu bệnh tật phải làm sao để giảm bớt một số triệu chứng thì bạn nên dùng trà hoa cúc mỗi ngày được coi là biện pháp hiệu quả. Một số hợp chất có trong hoa cúc như apigenin, luteolin, giúp xoa dịu tâm trí, đầu óc thư giãn.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất bạn hãy bỏ 1 – 2 bông hoa cúc khô hoặc 1 – 2 thìa bột hoa cúc vào tách rồi hãm với nước nóng trong vòng vài phút.
Giữ ấm cơ thể
Một nghiên cứu khoa học cho rằng, bạn không phải mất nhiều thời gian cho các liệu trình điều trị, chỉ cần thường xuyên giữ ấm cơ thể bằng cách ngâm mình trong bồn nước nóng hoặc mặc đủ áo ấm…
Những cách này sẽ giúp làm tăng serotonin trong máu, khiến tâm trạng bạn ít bị lo âu, chán nản và buồn bã hơn.
Tìm hiểu từ nguồn: Wikipedia
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về Rối loạn lo âu bệnh tật, hy vọng bài đọc sẽ giúp ích nhiều cho bạn
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp thêm những thông tin liên quan: