Rối loạn nhân cách ranh giới hẳn là những từ ngữ bạn vừa quen thuộc cũng vừa xa lạ, vì vậy hãy cùng Medplus tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây bạn đọc nhé
1. Rối loạn nhân cách ranh giới là gì ?
Rối loạn nhân cách ranh giới (tiếng Anh: borderline personality disorder, viết tắt là BPD), còn được gọi là rối loạn nhân cách tâm trạng không ổn định,là một bệnh tâm lý có đặc trưng là việc thường xuyên có những mối quan hệ bất ổn, nhìn nhận bản thân một cách bóp méo, và có những phản ứng cảm xúc dữ dội.
Người mắc bệnh thường có hành vi tự hại cũng như những hành vi nguy hiểm khác. Họ cũng có thể cảm thấy trống rỗng, sợ bị bỏ rơi và tách rời với thực tại
2. Nguyên nhân rối loạn nhân cách ranh giới là gì ?
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rối loạn nhân cách ranh giới:
- Di truyền: nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn nếu người thân trong gia đình như ba, mẹ, anh chị em cũng mắc bệnh này hay những bệnh tâm thần tương tự.
- Có tuổi thơ đau buồn: nhiều bệnh nhân đã được ghi nhận là bị bạo hành, bỏ rơi hay lạm dụng tình dục lúc nhỏ. Một số người thất lạc bố mẹ hay người thân khi còn nhỏ, sau đó được nhận nuôi bởi người khác mà những người này đều có hành vi ngược đãi, hành hung hay có bệnh lí tâm thần. Một số khác thì trải qua nhiều mâu thuẫn xung đột và mối quan hệ gia đình không được ổn định.
- Tính cách cá nhân: những nét trong tính cách cá nhân như sự bốc đồng và tính hay gây hấn thường làm trầm trọng thêm sự rối loạn nhân cách.
3. Biểu hiện của rối loạn nhân cách ranh giới là?
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bao gồm:
- Sợ bị bỏ rơi, phủ nhận thực tế hay sợ phải tưởng tượng ra cảnh bị chia li hay bị người khác chối bỏ
- Khó duy trì được mối quan hệ với người khác hay quan hệ bên ngoài không ổn định, ví dụ như bạn có lúc cảm thấy đối phương rất lí tưởng nhưng một lúc sau lại cho rằng người này không tốt hay rất độc ác
- Thay đổi đột ngột cách nhìn về bản thân và hình tượng bản thân, bao gồm cả thay đổi những mục tiêu và giá trị cuộc sống, và bạn tự thấy bản thân quá tệ hay sẽ tốt hơn nếu bạn không tồn tại trên đời
- Những lúc bị stress do rối loạn nhân cách kiểu paranoia (hay tâm thần phân liệt thể hoang tưởng) và tự cắt đứt liên lạc với người khác, thường kéo dài trong vài phút đến vài giờ đồng hồ
- Những hành động liều lĩnh và dễ gây bất hòa như chơi cờ bạc, lái xe cẩu thả, quan hệ tình dục không an toàn, chè chén vui chơi say sưa, dùng thuốc nghiện hay tự hủy hoại sự nghiệp, từ bỏ công việc tốt hay tự chấm dứt những mối quan hệ xã hội đang tiến triển tốt
- Những hành động đe dọa tính mạng hoặc có hành vi tự sát, thường để đáp ứng với nỗi sợ hãi của việc bị bỏ rơi hay bị chối bỏ
- Thay đổi và đa dạng cảm xúc kéo dài trong vài tiếng đến vài ngày, bao gồm cảm xúc vui mừng tột độ, khó chịu, xấu hổ cho đến lo lắng
- Cảm giác trống rỗng kéo dài không ngừng
- Có những cơn giận dỗi không đáng, thường xuyên không kiềm chế được, tự cảm thấy bản thân bị cười nhạo và đau xót, hoặc thậm chí dẫn đến đánh nhau với người khác
4. Điều trị rối loạn nhân cách ranh giới
Có nhiều phương pháp tiện lợi để điều trị rối loạn nhân cách ranh giới, tuy nhiên để được điều trị một cách hệ thống rõ ràng hơn bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất:
1. Học các hành vi tự xoa dịu.
Học các hành vi tự xoa dịu có thể giúp bạn giữ bình tĩnh khi bạn cảm thấy rối loạn. Đây là những hành vi bạn có thể thực hiện để an ủi và đối xử tốt với chính mình.
2. Dừng lại và kiểm tra cảm xúc của bản thân trước khi phản ứng với hành động của người khác.
Một phản ứng tự nhiên của người mắc chứng BPD đó là thường xuyên giận dữ hoặc tuyệt vọng. Ví dụ như, nếu một người bạn làm điều gì đó khiến bạn buồn, bản năng đầu tiên của bạn đó là la hét và đe dọa người kia.
Thay vào đó, hãy dành thời gian để kiểm tra và xác định cảm xúc của bản thân. Sau đó, cố gắng truyền đạt chúng đến với người kia theo một cách bình tĩnh nhất
3. Sử dụng độc thoại tích cực.
Một phương pháp để học cách kiểm soát phản ứng của bản thân đối với các tình huống theo cách lành mạnh hơn đó là thách thức các phản ứng và thói quen tiêu cực bằng độc thoại tích cực. Bạn sẽ mất một thời gian để cảm thấy thoải mái hoặc tự nhiên để thực hiện điều này tuy nhiên nó sẽ rất hữu ích.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng độc thoại tích cực có thể giúp bạn cải thiện khả năng tập trung và giải tỏa lo lắng
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về rối loạn nhân cách ranh giới, hy vọng bài đọc sẽ giúp bạn có nhiều thông tin bổ ích
Nguồn: verywellhealth, wikipedia
Bên cạnh đó, Medplus cũng giới thiệu đến bạn đọc một số bài viết hữu ích: