Rối loạn trí nhớ là bệnh thường gặp ở cả người lớn tuổi và trẻ tuổi trong xã hội hiện đại. Nó tác động nghiêm trọng đến hệ thống ký ức, kinh nghiệm, kiến thức, thể giới quan, quan hệ của người bệnh và người thân xung quanh. Vì vậy, hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán, cách chữa bệnh và những lưu ý về Hội chứng Rối loạn trí nhớ là việc cần thiết để phòng ngừa và tìm phương hướng điều trị từ sớm. Songkhoe.medplus.vn thân gửi đến đọc giả thông tin chi tiết về Hội chứng Rối loạn trí nhớ, mong rằng bạn sẽ có được thêm kiến thức về bệnh này.
Rối loạn trí nhớ là gì?
Trước hết, chúng ta cần ghi nhớ tầm quan trọng của trí nhớ. Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm, tri thức của con người. Thông qua các biểu tượng, ý niệm, ý tưởng, con người xây dựng hệ thống thế giới quan, tính cách, tình cảm, khả năng sắp đặt.
Khi cấu trúc hệ thần kinh bị tổn thương, việc lưu trữ, duy trì ký ức bị cản trở, hệ thống trí nhớ bị rối loạn. Khi đó, không chỉ các hành động thường nhật bị xáo trộn mà hiệu suất công việc, quan hệ xã hội cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Rối loạn trí nhớ có mấy loại?
Rối loạn trí nhớ có 4 loại:
Giảm trí nhớ
- Phổ biến nhất.
- Khó nhớ những việc mới xảy ra, kiến thức mới.
- Gặp khó khăn trong việc nhớ lại những việc xảy ra trong quá khứ.
- Dễ nhận thấy ở người già, người suy nhược thần kinh hoặc những người trong trạng thái đặc biệt như sợ hãi, xúc động, sốc,…
Tăng trí nhớ
- Hiệu quả ghi nhớ tăng cao hơn hẳn những người bình thường
- Đa phần, người bệnh chỉ nhớ đến một loại kích thích nhất định, có liên quan đến những ký ức sâu sắc, đến điều kiện nghề nghiệp mà họ không cách nào nhớ đến kích thích đó là gì.
Mất trí nhớ (Amnesia)
- Trong hoàn cảnh, thời điểm nhất định, người bệnh hoàn toàn không nhớ ra được tất cả những việc hoặc một phần nào đó ký ức trong quá khứ.
- Thường xảy ra sau khi người bệnh đối mặt với tai nạn nghiêm trọng hoặc cú sốc tinh thần lớn.
Loạn trí nhớ
- Lệch lạc về chất lượng các “dấu ấn” đã được tạo ra.
- Là sự thay đổi chất lượng, thuộc tính quá trình ghi nhớ, lưu trữ.
- Nói một cách dễ hiểu, trong lúc tiếp nhận mảnh ký ức nào đó đã xảy ra sai sót ghi chép thông tin. Hoặc là, sau khi ghi nhớ, lại thêm vào các thông tin sai lệch không xác thực.
- Người ta thường gặp các loại sau: Nhớ sai, Nhớ dị biệt, Nhớ bịa, Nhớ ảo, Viễn tưởng giả.
Khác
Ngoài ra, trong quá trình lão hóa, một số vấn đề về khả năng ghi nhớ, kỹ năng tư duy bị suy giảm là hiện tượng phổ biến đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên, quá trình này có sự khác biệt với bệnh Alzheimer và các triệu chứng thần kinh khác.
Nguyên nhân của Hội chứng Rối loạn trí nhớ là gì ?
Các nguyên nhân có thể dẫn đến Rối loạn trí nhớ là:
- Chấn thương ở đầu: Chấn thương do tai nạn, hôn mê sâu đều có khả năng lớn gây ra vấn đề về não bộ, trí nhớ.
- Chấn thương sọ não: Hậu quả của chấn thương sọ não có thể dẫn đến rối loạn trí nhớ. Rối loạn trí nhớ là hậu quả muộn của người từng trải qua chấn thương sọ não, tùy vào sức khỏe từng người, trung bình là 6 tháng sau chấn thương.
- Khối u: Khối u xuất hiện trong não gây chèn ép lên các dây thần kinh cũng là nguyên do dẫn đến rối loạn trí nhớ
- Ảnh hưởng của bệnh tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu,…làm người bệnh suy nghĩ nhiều, giảm khả năng tập trung, trí nhớ cũng giảm.
- Ảnh hưởng của bệnh khác: Các triệu chứng của bệnh huyết áp cao, xơ vữa động mạch, hay các bệnh tương tự cản trở đến tuần hoàn nuôi dưỡng tế bào não.
- Bệnh nhiễm khuẩn: Người mắc các bệnh viêm não, viêm màng não do vi khuẩn, virus, viêm màng não lao, sốt rét ác tính thể não,.. sau khi khỏi bệnh một thời gian lâu dài, trí nhớ đều có thể bị ảnh hưởng ít nhiều.
- Thuốc: Một số loại thuốc hoặc sự kết hợp thuốc có tác dụng phụ gây suy giảm trí nhớ.
- Chất độc: Nếu không may nhiễm phải độc tố khiến hệ thần kinh bị tổn thương thì trí nhớ cũng có thể theo đó mà bị tổn thương không ít.
- Stress: Áp lực công việc, cuộc sống đều tạo ra ảnh hưởng đối với tư duy phản xạ, cảm xúc và trí nhớ. Stress xảy ra với bất kỳ ai trong mọi lứa tuổi.
- Động kinh: Trong cơn động kinh, người bệnh có triệu chứng rối loạn cử chỉ, hành vi tự động. Sau đó, người bệnh có xu hướng không nhớ những gì vừa xảy ra. Đây cũng được xem là một nguyên nhân dẫn đến rối loạn trí nhớ của người bệnh.
- Thiếu dinh dưỡng: Dinh dưỡng không đủ ảnh hưởng không chỉ sức khỏe cơ thể mà còn cản trở hệ thống thần kinh hoạt động bình thường. Đặc biệt là vitamin B12 – vitamin quan trọng trong việc nuôi dưỡng các tế bào thần kinh.
- Nghiện rượu: Khi sử dụng rượu lâu dài và liên tục thì có thể gây ra triệu chứng về trí nhớ.
Nguy cơ mắc bệnh?
Vậy ai là người dễ mắc phải rối loạn trí nhớ:
- Người lớn tuổi.
- Người có thể chất kém.
- Người có học vấn ở mức thấp.
- Người phải đối mặt với khối lượng công việc, học tập cao.
- Và người có đột biến gen APOE (apolipopprotein E) cũng thuộc top những người dễ bị mất trí nhớ nhất.
Triệu chứng của Hội chứng Rối loạn trí nhớ là gì?
Hội chứng này thường khiến người bệnh có các biểu hiện như:
- Lặp đi lặp lại một số vấn đề, câu hỏi nhất định.
- Bịa chuyện. Kể những chuyện không có thật.
- Gặp khó khăn trong việc sắp xếp trình tự công việc.
- Nhầm lẫn trong những chi tiêu nhỏ nhặt, thời gian, công thức.
- Dễ cáu gắt.
- Thường xuyên lo sợ.
- Ngôn từ rối loạn.
- Hành vi, cử chỉ không đều đặn. Run tay, run người, tay chân không hòa hợp.
Hội chứng Rối loạn trí nhớ có nguy hiểm không?
Mức độ nguy hiểm
Bệnh Rối loạn trí nhớ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hoạt động của hệ thần kinh. Không chỉ một phần nào đó mà mọi mặt trong cuộc sống đều có thể bị xáo trộn. Nếu không chữa trị sớm, còn có thể gây ra sự nguy hiểm đối với người xung quanh.
Biến chứng:
Một trong những biến chứng tiêu biểu của rối loạn trí nhớ là bệnh Alzheimer.
Nguy cơ tăng mức độ nghiêm trọng:
Bên cạnh những nguyên nhân chính, một số trường hợp nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc phải rối loạn trí nhớ như:
- Chấn thương não nghiêm trọng
- Cú sốc tinh thần
- Suy giảm nhận thức nhẹ (MCI)
- Bệnh tiểu đường nặng
- Huyết áp cao xảy ra thường xuyên
- Sử dụng rượu liên tục trong thời gian dài.
Chẩn đoán Hội chứng Rối loạn trí nhớ
Kỹ thuật y tế
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ cần thu thập đầy đủ hồ sơ bệnh án của bệnh nhân bao gồm các bệnh đã mắc phải, bệnh mãn tính, cuộc phẫu thuật, thuốc đã sử dụng,… Vì vậy, bệnh nhân càng thành thật càng có ích trong việc xác định bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện một số kiểm tra, xét nghiệm máu, nước tiểu.
Những bài kiểm tra cần thực hiện để chẩn đoán bệnh
Ngoài ra, y bác sĩ cũng cần kiểm tra về khả năng tinh thần như khả năng ghi nhớ, khả năng giải quyết vấn đề, toán học, ngôn ngữ,..hay thậm chí là chụp CT scan não để quan sát được rõ ràng.
Điều trị/chữa bệnh/chữa trị Hội chứng Rối loạn trí nhớ
Về mặt y khoa
Bác sĩ sẽ dựa vào bệnh lý mà đưa ra phác đồ điều trị thích hợp như thay đổi thuốc uống bổ sung dinh dưỡng, điều trị trầm cảm/ đột quỵ. Nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán chính xác nhất. Tự tiện thực hiện không đúng kỹ thuật thậm chí có thể gây ra hậu quả không thể sửa được.
Về mặt cá nhân
Đối mặt với bệnh về trí nhớ, tâm lý hay thần kinh đều cần có sự kiên trì, can đảm dài lâu. Cho nên, ngoài việc thực hiện đầy đủ phương án điều trị của bác sĩ, người bệnh có thể:
- Kết hợp một số bài tập luyện sức khỏe não bộ, khả năng ghi nhớ
- Hãy viết ra giấy thông tin chính xác những việc quan trọng hàng đầu, các loại thuốc đang theo dùng và cách sử dụng.
- Thông báo cho người thân, bạn bè biết được tình trạng bệnh của mình.
- Tạo điều kiện nghỉ ngơi, giữ tinh thần được thoải mái.
- Và cuối cùng là chuẩn bị tinh thần vững vàng nhất có thể.
Cách phòng ngừa Hội chứng Rối loạn trí nhớ
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, Chúng ta hoàn toàn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bằng cách
- Duy trì lối sống ngăn nắp, gọn gàng, có hệ thống giúp cho việc sắp xếp mọi thứ có trình tự.
- Ngủ đủ giấc không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện mà còn đảm bảo được khả năng hoạt động ổn định của trí não.
- Giữ giao tiếp xã hội. Chia sẻ lo âu với bạn bè, người thân cũng là một cách giảm căng thẳng, mệt mỏi, stress.
- Kết hợp tập thể dục để cơ thể luôn tràn đầy năng lượng, tinh thần lạc quan.
- Học cách quản lý cảm xúc.
- Nếu bạn là người có nguy cơ hoặc gia đình có người bị bệnh tiểu đường, huyết áp, hãy theo dõi chế độ ăn uống, giảm lượng đường, tránh nạp nhiều calo trong bữa ăn,…; bổ sung dưỡng chất cần thiết như vitamin A, B1, B6, B9, B12, C,…cần thiết cho sự phát triển của não bộ.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Từ khi có những dấu hiệu đầu tiên như gặp khó khăn trong việc truy tìm ký ức cũ, thường xuyên nhầm lẫn, mất phương hướng, thay đổi tính tình, người bệnh nên đến khám với bác sĩ có chuyên môn để được phát hiện, chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra ảnh hưởng đến người thân xung quanh, hậu quả có thể khó có thể khống chế và chữa trị hơn.
Danh sách những địa chỉ khám bệnh tâm thần uy tín:
- Top 5 phòng khám thần kinh uy tín TP.HCM
- Trung tâm y tế Dương Kinh
- Bệnh viện thần kinh Trung ưong
Nguồn tham khảo: Mayo clinic, Hello Bacsi, Sống khỏe, Sức khỏe & Đời sống, Bv Nguyễn Tri Phương