A. Thông tin về sa nhân trắng
Tên gọi khác: Dương xuân sa
Tên khoa học: Amomum villosum Lour
Họ: Gừng (Zingiberaceae)
1. Đặc điểm về cây
- Sa nhân trắng thuộc loại cây thảo, cao 1 – 3m.
- Thân rễ mọc bò, chằng chịt trên mặt đất.
- Lá không có cuống, mọc so le với nhau, dài 30 – 40 cm, rộng 5-9 cm, gốc tròn, đầu thuôn dài thành mũi nhọn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt, cả hai mặt đều nhẵn.
- Cụm hoa mọc ở thân rễ, có từ 5 – 11 hoa màu trắng. Lá bắc ngoài có mũi nhọn ở đầu, lá bắc trong có hai răng nhỏ. Đài hoa có 3 răng, tràng dài 2 – 2,5 cm, chia thành 3 thùy, thùy giữa hình khum, hai thùy bên nhỏ, cánh môi dạng thìa tròn, có sọc đỏ tía ỏ giữa phiến. Bầu gần hình cầu, có lông mịn.
- Quả có dạng hình cầu, nguyên hoặc xẻ đôi, có gai nhọn, chia 3 ô. bên trong chứa hạt có áo sần sùi.
- Mùa hoa : Tháng 4-5.
- Mùa quả : Tháng 6-7.
Loài Amomun villosum Lour còn được chia làm hai loại:
1. A. villosum Lour. var. villosum T.L. Wu ex Senjen Chen (Sa nhân vỏ đỏ): Vỏ có màu đỏ nâu từ non đến già, khi chín khó tách vỏ thành 3 mảnh.
2. A. villosum Lour. var. xanthioides (Wall.) T. L. Wu ex Senjen Chen (Sa nhân vỏ xanh): Quả non màu xanh lục, khi chín màu vàng lục. vỏ quả dễ tách thành 3 mảnh.
2. Phân bố và thu hái
- Sa nhân trắng phân bố rộng rãi ở Quảng Tây, Vân Nam, đảo Hải Nam (Trung Quốc), Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan.
- Ở Việt Nam, so với các loài cùng chi khác, sa nhân trắng được coi là cây có biên độ sinh thái rộng, phân bố phổ biến khắp các tỉnh từ vùng núi (độ cao dưới 1000m) đến trung du ở miền Bắc cũng như miền Nam.
- Nhiều vùng sa nhân trắng được phát hiện ở các tỉnh Thái Nguvên, Bắc Cạn, Bắc Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Hoà Bình, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Đắc Lắc và Kon Tum.
- Cây thuộc loại có khả năng thích nghi khá rộng vì cây vẫn sinh trưởng tốt ở các tỉnh miển núi giáp biên giới phía bắc hoặc ở tỉnh Quảng Tây và Vân Nam – Trung Quốc, nơi có khí hậu thiên về á nhiệt đới.
- Sa nhân trắng đặc biệt ưa ẩm, chịu bóng và có thể ưa sáng, thường mọc tập trung thành đám ở ven rừng, dọc theo hành lang ven suối, ven các lối đi trong rừng. Đôi khi cây còn mọc trong các bờ nương rẫy, xen lẫn với môt vài loài cây bụi và lấn át các loài cỏ khác.
- Cây ra hoa quả hàng năm, mùa hoa ở các tỉnh phía Nam thường sớm hơn ở các tỉnh phía Bắc tù 20 đến 30 ngày.
3. Bộ phận dùng
Bộ phận sử dụng chính của cây đó là quả và thân rễ. Quả thu hái lúc gần chín, sau đó bóc vỏ lấy khối hạt màu trắng, mang phơi khô, có thể chế biến như sau:
- Sa nhân sao: Để cả quả, hay bóc vỏ lấy hạt, sao vàng đến khi có mùi thơm. Có thể sao sém cạnh hoặc sao đen.
- Sa nhân chích muối: Sa nhân trắng 10 kg, muối ăn 1,5 kg, nước vừa đủ. Hoà muối vào nước, khuấy cho tan, đổ sa nhân vào ngâm 30 phút cho ngấm hết muối, rồi sao cho khô vàng. Có thể sao sa nhân đến khi có mùi thơm, vẩy nước muối vào, rồi tiếp tục sao đến khô.
- Sa nhân chích gừng: Sa nhân trắng 10 kg, gừng tươi 1 kg. Rửa sạch gừng, cát lát, giã nát vắt lấy nước cốt. Thêm nước giã tiếp làm nhiều lần dể vắt kiệt địch gừng rỗi tẩm dều vào sa nhân. Khi dược liệu hút hêt dịch gìtng, sao cho khô.
4. Thành phần hóa học
- Sa nhân trắng chứa Saponin và tinh dầu 2 – 3% gồm: Camphor, Borneol Bomyl Acetate, Linalool, Nerolidol, Limonene.
- Hạt chứa tinh dầu gồm D-camphor, D-borneol, D-bornylacetat, D-limonen, (-pinen, phellandren, paramethoxy ethyl cinnamat, nerolidol, linalol.
5. Tác dụng dược lý
Trong một thử nghiệm lâm sàng, hạt sa nhân trắng đã chứng minh có hiệu quả điều trị rõ rệt trên viêm loét dạ dày – tá tràng.
6. Tính vị và công năng
- Tính vị: Cay, mùi thơm, tính ấm.
- Công dụng: Có tác dụng ôn trung, hành khí, chỉ thống, khai vị, tiêu thực, an thai.
B. Công dụng và liều dùng
- Sa nhân trắng là vị thuốc kích thích và giúp tiêu hóa, chữa tỳ vị khí trệ, ăn không tiêu, đau bụng lạnh, tiêu chảy, đông thai, kiết lỵ thuốc hàn. Ngày dùng 3 – 6g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, thường dùng phối hợp với các vi thuốc khác.
- Dùng ngoài: Hạt sa nhân trắng, giã như thành bột chấm vào răng đau, hoặc ngâm rượu cho đặc rồi ngâm để chữa đau răng.
- Thân rễ của cây (10g) cắt nhỏ ngâm với 100ml rượu trong 15 ngày, dùng xoa bóp hàng ngày chữa tê thấp.
- Ở Trung Quốc, sa nhân trắng được dùng trì rối loạn về dạ dày và tiêu hóa, nôn, ăn không ngon, khó tiêu, cơn đau bụng, tiêu chảy.
- Ngoài ra, sa nhân trắng còn là thuốc điều kinh và hạ sốt. Đôi khi được chỉ định để chữa lao có khái huyết, bệnh gan, tử cung và thấp khớp. Hạt sa nhân trắng thường có trong thành phần các thuốc lợi tiêu hóa, trị ho và cảm lạnh.
- Đặc biệt, được dùng làm gia vị và chế rượu mùi.
Chú ý: Âm hư, nội nhiệt không nên dùng.
C. Bài thuốc từ sa nhân trắng
1. Chữa tiêu chảy cấp tính
- Cách 1: Sa nhân trắng 8g; Hoắc hương 12g; Vỏ vối 10g; Vỏ rụt, trần bì, hương phụ, hạt vải, mỗi vị 8g. Tán bột, làm viên, uống ngày 10g hoặc sắc uống ngày một thang.
- Cách 2: Sa nhân trắng 12g; Bạch biển dậu 20g; Thảo quả, ô mai, sắn dây, mỗi vị 12g; Cam thảo 6g. Tán bột làm thành viên, mỗi ngày uống 20g với nước chè đặc.
2. Chữa tiêu chảy mạn tính
- Cách 1: Sa nhân trắng 8g; Bố chính sâm, củ mài, ý dĩ sao, mỗi vị 12g; Trần bì 8g; Gừng khô, vỏ rụt, mỗi vị 6g. Sắc uống, ngày một thang.
- Cách 2: Sa nhân trắng 6g; Bạch truật, đảng sâm, hoài sơn sao, ý dĩ sao, mỗi vị 12g; Phục linh, trần bì, mỗi vị 8g; Cam thảo 6g. Sắc uống, ngày một thang.
3. Chữa viêm loét dạ dày – tá tràng
- Cách 1: Sa nhân trắng 8g; Hương phụ 10g; Diên hổ sách, khổ luyện tử, mỗi vị 8g; Trầm hương, chích cam thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.
- Cách 2: Sa nhân trắng 10g; Lá khôi 20g; Sâm bố chính 12g; Mộc hương 10g; Bán hạ chế, trần bì, mỗi vị 6g; Gừng 4g. Sắc uống ngày một thang.
4. Chữa phụ nữ hay bị sẩy thai
- Sa nhân trắng 8g; Đảng sâm 16g; Bạch truật, thục địa, bạch thược, tục đoạn, mỗi vị 12g; Phục linh, dương quy, hoàng cầm, mỗi vị 8g; Xuyên khung 6g; Cam thảo 4g. Sắc uống trong ngày.
5. Chữa rối loạn tiêu hóa kéo dài ở trẻ em
- Sa nhân trắng 20g; V dĩ, hoài sơn, liên nhục đảng sám bạch biển dậu, mỗi vị 100g; Cốc nha 30g; Trần bì tihuc khấu, mỗi vị 20g. Ba vị : sa nhân, trần bì, nhục khấu sắc nước đặc, các vị khác tán bột mịn, làm thành dạng cốm. Trẻ em l – 3 tuổi, ngày uống 12 – 16g chia lần (Cốm bổ tỳ).
6. Chữa tăng huyết áp
- Sa nhân trắng 6,6g, đỗ trọng 33g, hoàng bá 10g cam thảo 6,6g. Khi có bệnh tim, thêm quế 6,6g. Sắc uống ngày một thang.
7. Phòng chống sốt rét
- Sa nhân trắng vài hạt nhấm ăn hay ăn cùng với trầu và nuốt nước.
8. Chữa chứng tăng cholesterol máu
- Sa nhân trắng 8g; Phòng đảng sâm, dây câu dằng, củ chóc (chế), mỗi vị 15g; Củ tóc tiên (bỏ lõi), thạch cao bạc hà (hoặc phòng phong), vỏ quýt, mỗi vị 12g; Cúc hoa vàng, lá tre non, mỗi vị 10g. Làm thành viên, ngày uống 20 – 30g.
Bạn có thể tìm hiểu một số thông tin về các loại sa nhân khác bên dưới đây nhé!
Sa Nhân và TOP 4+ bài thuốc công hiệu được tin dùng nhiều nhất
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sa nhân trắng cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý:
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn tham khảo
Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.