Có không ít trường hợp mẹ sinh mổ 8 tháng có thai lại nên sợ ảnh hưởng không tốt tới tình trạng sức khỏe hiện tại và tác động không nhỏ tới quá trình nuôi nấng chăm sóc con nhỏ vừa mới sinh. Hãy cùng đọc bài viết này để giúp các mẹ có thêm kiến thức và biết cách bảo vệ sức khỏe bản thân sau kỳ sinh mổ.
1. Những nguy cơ khi sinh mổ 8 tháng có thai lại
Thường thì vết sẹo trên tử cung do di chứng để lại của sinh mổ sẽ cần khoảng thời gian là 2 năm để phục hồi hoàn toàn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc sinh mổ 8 tháng có thai lại sớm hơn thời gian này sẽ có nguy cơ gặp phải những biến chứng bất lợi như:
1.1 Những nguy hiểm cho thai nhi
Nếu sinh mổ 8 tháng có thai lại sẽ gia tăng nguy cơ sinh con non tháng. Không những vậy mà sau khi con sinh ra, tỷ lệ bé nhẹ cân, vàng da, kém phát triển và thính giác hoạt động không tốt luôn cao hơn so với các trẻ bình thường khác.
1.2 Nguy cơ thai bám vào vết sẹo
Khi tìm nơi làm tổ trong tử cung, nhiều khả năng phôi thai sẽ chọn vị trí vết mổ để làm tổ. Và trường hợp này là thật sự rất nguy hiểm, nó tương tự như là mang thai ngoài tử cung vậy, do các gai nhau ăn sâu qua thành tử cung rồi xuyên qua bàng quang.
1.3 Nứt vỡ tử cung
Sinh mổ 8 tháng có thai lại với nguy cơ cao bị nứt vỡ tử cung và đây cũng là nguy cơ phổ biến nhất khi mang thai quá sớm sau khi sinh mổ. Cũng theo một nghiên cứu với khoảng 2500 phụ nữ, phụ nữ mang thai sau sinh mổ trước 18 tháng thường có nguy cơ bị bục tử cung gấp 3 lần so với phụ nữ mang thai sau 2 năm.

1.4 Nhau bong non, nhau tiền đạo
Cũng theo một nghiên cứu khoa học tại Mỹ với khoảng 200.000 phụ nữ tham gia cho thấy rằng, những mẹ nào mang thai sau kỳ sinh mổ trước 1 năm sẽ có nhiều nguy cơ bị nhau tiền đạo, nhau bong non nên cần phải hết sức thận trọng.
1.5 Nhau cài răng lược
Đây là hiện tượng nhau thai bám chặt vào thành tử cung và sau khi sinh, không bong tróc một cách tự nhiên mà bác sĩ phải tìm mọi cách để bóc nhau thai ra, quá trình này cũng khiến mẹ bị mất máu rất nhiều. Thậm chí, trường hợp nguy hiểm hơn là nếu nhau thai ăn quá sâu, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ phải cắt bỏ tử cung để bảo toàn mạng sống.
1.6 Nguy cơ xuất huyết từ vết mổ
Trong khoảng thời gian là 8 tháng, vết mổ cũ vẫn chưa thể hồi phục hoàn toàn nên nếu mang thai lần 2, tử cung lớn dần lên sẽ dễ khiến chỗ khâu bị rách và gây xuất huyết. Và thường thì hiện tượng này sẽ xảy ra chủ yếu vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.
2. Nếu giữ lại thai nhi khi mang thai sau sinh mổ 8 tháng có vấn đề gì không?
Khi vừa mới phát hiện các dấu hiệu có thai mà điển hình là que thử hiện rõ 2 vạch, lời khuyên cho mẹ là nên tìm gặp bác sĩ sản khoa để kiểm tra tình hình sức khỏe của thai nhi cũng như xem xét tình hình vết mổ cũ đã thực sự lành lặn hay chưa. Tại lần thăm khám này, mẹ sẽ cung cấp cho bác sĩ một vài thông tin chính xác về nguyên nhân sinh mổ, thời gian sinh mổ, số ngày nằm viện, những biến chứng từng gặp phải trong lần mang thai và sinh nở trước đây.
Dựa trên những thông tin này, bác sĩ sẽ sớm đưa ra quyết định về tình trạng sức khỏe của bạn có an toàn phù hợp để giữ lại thai hay không và nếu giữ được thì mẹ phải đối mặt với nguy cơ gì. Trong trường hợp, dấu hiệu vết mổ không bị tổn thương quá nhiều và sức khỏe mẹ lẫn thai nhi hoàn toàn bình thường thì vẫn có thể giữ lại thai được. Trên thực tế là đã từng có rất nhiều ca sinh mổ 8 tháng có thai lại, thai nhi vẫn phát triển bình thường và rất an toàn khỏe mạnh khi chào đời.
Chú ý, khi được giữ lại, mẹ nên theo dõi thai kỳ của mình một cách chặt chẽ hơn, thăm khám theo đúng lịch trình để bác sĩ dễ dàng phát hiện và điều trị sớm các biến chứng phát sinh ngoài mong đợi. Thời gian này, tốt nhất mẹ nên ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi đúng cách và luôn giữ cho tâm trạng vui vẻ thoải mái nhất có thể. Và nếu thấy có các dấu hiệu bất thường như ra máu và đau ở vị trí ngang trên xương mu hay nói đúng hơn là vết mổ cũ thì hãy đến bệnh viện khám ngay nhé.
3. Những lưu ý sau sinh mổ 8 tháng có thai các mẹ cần phải biết
Nếu các điều kiện hoàn toàn cho phép bạn sinh mổ 8 tháng có thai lại thì cần phải ghi nhớ kĩ một số điều cơ bản sau:
- 2 lần mang thai và sinh mổ quá gần nhau có thể khiến sức khỏe người mẹ bị giảm sút đáng kể nên nhất định cần có một chế độ ăn uống đa dạng đầy đủ mọi dưỡng chất quan trọng cần thiết hơn để đảm bảo thể lực cho mẹ cũng như sự phát triển tốt nhất cho thai nhi.
- Mẹ có thai lại sau sinh mổ khoảng 8 tháng cần phải có sự theo dõi chặt chẽ hơn. Hãy chú ý tuân thủ theo đúng lịch trình thăm khám thai đều đặn và cần thiết nên làm các xét nghiệm theo chỉ định từ bác sĩ, đặc biệt là khi phát hiện có điều gì đó bất thường, hãy tìm đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
- Ngoài ra, mẹ cũng cần phải kiểm soát tốt về tình trạng cân nặng của thai nhi, bởi việc sinh mổ mới 8 tháng đã có thai lại sẽ khiến thành tử cung yếu hơn. Và một khi em bé càng lớn sẽ càng làm tăng áp lực đáng kể lên vết mổ cũ nên bạn phải lưu tâm hơn tới vấn đề này nhé.
Xem thêm bài viết:
- Nên cho trẻ uống sữa ít béo hay sữa nguyên kem?
- Giữ cơm trưa an toàn thực phẩm cho trẻ
- Thể dục cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt
Nguồn: verywellfamily