Nhiều trong chúng ta khi tham gia bảo hiểm nhưng lại chưa rõ lắm hoặc mơ hồ về vấn đề bồi thường. Khi không may xảy ra rủi ro, khách hàng sẽ được công ty bảo hiểm thanh toán cho những rủi ro theo những quy định và điều khoản trong hợp đồng. Số tiền được thanh toán này gọi là số tiền bảo hiểm.
Để năm rõ hơn khái niệm số tiền bảo hiểm là gì? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.
1. Số tiền bảo hiểm là gì?
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000:
Số tiền bảo hiểm là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả cho bên được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Đây là số tiền cố định, được doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận và ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
Dễ hiểu hơn thì: Những người tham gia bảo hiểm sẽ nộp một khoản tiền nhất định, theo quy định cho công ty bảo hiểm. Khi người tham gia bảo hiểm bị xảy ra vấn đề gì không may và chúng thuộc đối tượng bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả cho những rủi ro đó thay bạn theo quy định hợp đồng.
Tùy vào các loại bảo hiểm khác nhau mà số tiền bảo hiểm sẽ dùng vào mục đích khác nhau. Nhưng phần lớn là sẽ sử dụng để chi trả cho những rủi ro mà người được bảo hiểm gặp phải. Số tiền bảo hiểm sẽ giúp ích rất lớn cho chính bản thân và gia đình người thân của người tham gia.
Trong bảo hiểm nhân thọ, một số doanh nghiệp sẽ dùng cụm từ mệnh giá bảo hiểm để thay thế cho số tiền bảo hiểm. Tuy tên gọi khác nhau nhưng thực chất hai khái niệm này là một. Tùy theo khả năng tài chính của mình để khách hàng lựa chọn số tiền bảo hiểm phù hợp để đóng phí. Số tiền này phải được doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận và được ghi vào hợp đồng, giấy chứng nhận bảo hiểm.
2. Phân loại số tiền bảo hiểm
Tham gia bảo hiểm từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu của mỗi người dân. Bảo hiểm không chỉ giúp chúng ta an tâm hơn vào tương lai, mà còn đảm bảo cho mỗi người có một nguồn tài chính ổn định khi có vấn đề không may xảy ra.
Số tiền bảo hiểm gồm 3 phân loại sau:
- Số tiền bảo hiểm gốc: đây là tiền khi bạn tham gia và đóng vào.
- Số tiền bảo hiểm gia tăng: là số tiền tăng lên trong quá trình tham gia. Từ năm thứ hai khi bạn tham gia. Nó sẽ tăng dần lên, tăng nhiều hay ít là do bên mua.
- Tiền bảo hiểm giảm: quỹ tiền sẽ giảm trong quá trình tham gia do bạn dừng ký hợp đồng.
3. Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Loại trừ bảo hiểm (hay loại trừ trách nhiệm bảo hiểm) là hình thức loại trừ những trường hợp, sự kiện hay sự cố mang tính chất chủ quan như vi phạm pháp luật, vi phạm cam kết,… mà công ty bảo hiểm sẽ không phải bồi thường.
Về nguyên tắc, công ty bảo hiểm phải chi trả cho người được bảo hiểm một số tiền bảo hiểm theo đúng những gì các bên đã quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp bảo hiểm có thể từ chối giải quyết quyền lợi bảo hiểm các trường hợp nằm trong điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
-> Công ty bảo hiểm có quyền không thanh toán số tiền bảo hiểm cho khách hàng, nếu sự kiện bảo hiểm thuộc điều khoản loại trừ trách nhiệm được quy định trong hợp đồng.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 16, Luật kinh doanh Bảo hiểm được sửa đổi và bổ sung vào năm 2000, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm được quy định như sau:
Điều 16. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm:
1. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
2. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng.
3. Không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
- a) Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý;
- b) Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm.
4. Kết luận
Qua bài viết, bạn đã nắm được khái niệm số tiền bảo hiểm là gì cũng như phân loại số tiền bảo hiểm rồi phải không. Số tiền bảo hiểm là số tiền được ghi nhận trên hợp đồng bảo hiểm mà theo đó doanh nghiệp xác định quyền lợi bảo hiểm chi trả cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Để tránh xảy ra những mâu thuẫn không đáng có và nguy cơ đánh mất quyền lợi, người tham gia hãy tìm hiểu thật kỹ bảo hiểm là gì và các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm bạn nhé.