Ứ đọng nước tiểu được xem là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh sỏi bàng quang. Đây là bệnh lý của sỏi đường tiết niệu, ngoài những đặc điểm chung của sỏi ở hệ tiết niệu còn có những đặc điểm riêng. Bệnh thường gặp ở nam giới và liên quan đến sự ứ đọng nước tiểu do có chướng ngại ở cổ bàng quang hay niệu đạo.
Vậy nguyên nhân và dấu hiệu bệnh sỏi bàng quang có nguy hiểm không? cách điều trị như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.
1. Sỏi bàng quang là bệnh gì?
Sỏi bàng quang là những mảnh khoáng chất cứng xuất hiện trong bàng quang. Sỏi bàng quang thường xảy ra khi bạn không tiểu hết nước tiểu trong bàng quang ra ngoài; nước tiểu kết cụm lại với nhau và tạo thành các tinh thể khoáng chất gọi là sỏi.
2. Nguyên nhân gây sỏi bàng quang
Sỏi được hình thành có thể là do ngay tại bàng quang (viêm nhiễm, thần kinh bàng quang, túi thừa bàng quang…), có thể do rối loạn chuyển hóa, có thể là do sự cản trở lưu thông nước tiểu ở trong bàng quang, niệu đạo (sỏi, u xơ tiền liệt tuyến…).
Sỏi bàng quang cũng có thể là do sỏi từ thận, từ niệu quản rơi xuống. Một số trường hợp sự hình thành sỏi bàng quang có thể do áp dụng một số thao tác thủ thuật y tế như nong niệu đạo, thăm dò bàng quang.
Tuổi tác và giới tính cũng có liên quan đến mắc bệnh sỏi bàng quang vì hầu hết gặp sỏi bàng quang ở lứa tuổi trên 50 và chủ yếu ở nam giới. Tuy vậy, ở các nước đang phát triển thì người ta thấy sỏi bàng quang có thể gặp ở trẻ em do chế độ ăn thiếu protein.
3. Triệu chứng, biểu hiện của sỏi bàng quang
Một số người bị sỏi bàng quang nhưng không có biểu hiện gì đặc biệt chỉ phát hiện được vì một lý do nào đó tình cờ, ví dụ như khám bệnh định kỳ.
– Kích thích ở vùng bàng quang.
– Xuất hiện những bất thường ở vùng bàng quang niệu đạo.
– Rối loạn về tiểu tiện gồm: đi đái khó, đi đái nhiều (do kích thích), đái buốt, có những cơn đái gấp làm người bệnh không kịp đi tiểu, bị són tiểu ra quần.
– Đái đục (nhiễm khuẩn), đái máu.
– Đau bụng dưới, đái khó, đau, gián đoạn tiểu tiện bởi các các nguyên nhân khác kèm theo (u xơ tiền liệt tuyến, chít hẹp niệu đạo…).
– Trong trường hợp nhiễm khuẩn thì có sốt nhẹ.
Các triệu chứng của sỏi bàng quang có nhiều đặc điểm lâm sàng dễ nhầm lẫn với các bệnh như u xơ tuyến tiền liệt, u bàng quang, lao bàng quang, ung thư bàng quang (đái máu). Chính vì thế, để chẩn đoán chính xác bệnh và phòng các biến chứng, khi thấy xuất hiện những dấu hiệu của bệnh như đã kể trên, phải đi khám ngay ở các chuyên khoa tiết niệu.
4. Chẩn đoán và kiểm tra bệnh
Để thực hiện chẩn đoán, các Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và kiểm tra bàng quang ở vùng bụng dưới. Ngoài ra, bạn có thể sẽ được thực hiên thêm:
- Soi bàng quang: Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi nhỏ để đưa vào niệu đạo và lên bàng quang để tìm sỏi
- Chẩn đoán hình ảnh (chụp CT, X-Quang hoặc siêu âm): giúp xác định vị trí và kích thước sỏi cũng như vị trí tắc nghẽn khiến nước tiểu không thể chảy hết.
- Xét nghiệm nước tiểu: Bác sĩ sẽ kiểm tra liệu nước tiểu của bạn có gì bất thường hoặc bạn có bị nhiễm trùng đường tiết niệu không
5. Các yếu tố nguy cơ gây sỏi bàng quang
Nếu sống ở một nước công nghiệp, các yếu tố này làm tăng nguy cơ:
– Giới tính:
- Sỏi bàng quang xảy ra chủ yếu ở nam giới.
– Tuổi:
- Ở các nước giàu có, sỏi bàng quang có xu hướng xảy ra ở những người 50 tuổi trở lên, mặc dù những người nam trẻ hơn có bí tiểu cũng có thể phát triển sỏi.
– Bàng quang bị cản trở lối thoát:
- Nguyên nhân phổ biến nhất của sỏi bàng quang ở nam giới, cản trở lối thoát bàng quang. Bàng quang bị cản trở lối thoát có nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất là phì đại tuyến tiền liệt. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm ung thư tuyến tiền liệt, thu hẹp niệu đạo nhiễm trùng hay phẫu thuật, thậm chí một số thuốc.
– Thần kinh bàng quang:
- Đột quỵ, tổn thương tủy sống, bệnh Parkinson, tiểu đường, thoát vị đĩa đệm và một số bệnh khác có thể làm hỏng các dây thần kinh kiểm soát chức năng bàng quang. Một số người bị thần kinh bàng quang cũng có thể có phì đại tuyến tiền liệt hoặc bệnh khác cản trở lối thoát của bàng quang, mà hơn nữa làm tăng nguy cơ sỏi thận.
– Thường xuyên bị nhiễm trùng bàng quang:
- Viêm bàng quang nhiễm trùng mãn tính có thể dẫn đến việc hình thành sỏi bàng quang.
6. Điều trị bệnh sỏi bàng quang
Đối với sỏi bàng quang nhỏ, bạn có thể uống nhiều nước để chúng tự đào thải qua dòng nước tiểu. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn đang gặp các vấn đề khiến nước tiểu của bị ứ đọng thì phương pháp này có thể không hiệu quả.
Vì thế, bạn sẽ phải điều trị bằng các thủ thuật sau:
- Tán sỏi bàng quang bằng sóng siêu âm, tia laser hoặc một số công cụ để phá vỡ sỏi và đào thải các mảnh nhỏ ra ngoài
- Phẫu thuật: nếu sỏi của bạn quá lớn, Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật mở bàng quang để lấy sỏi
7. Phòng ngừa sỏi bàng quang
– Uống đủ nước (1,5 lít/ngày) và tránh thói quen nhịn tiểu.
– Khi có biểu hiện của rối loạn tiểu tiện (đái dắt, đái buốt hay đái ra máu cuối bãi) nên đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa tiết niệu để phát hiện và điều trị sớm sẽ mang lại kết quả rất tốt, bệnh nhân sẽ tránh được những biến chứng không đáng có do bệnh sỏi bàng quang gây ra.
Nguồn tham khảo: