Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 19
Thai nhi tuần thứ 19 nặng khoảng 300gr, có chiều dài cỡ trái bí rợ. Điều thú vị là bộ não của bé phát triển hàng triệu tế bào nơ-ron vận động. Sự phát triển hệ thần kinh nhằm giúp bé có khả năng thực hiện cử động có ý thức cũng như vô thức.
Da bé được bọc thêm một lớp sáp màu trắng chính là bã nhờn. Dưới lớp bã nhờn là lông mịn nhằm hoàn thiện làn da của thai nhi.
Không chỉ vặn vẹo trong bụng, thai nhi tuần thứ 19 bắt đầu biết uống và nuốt nước ối. Quá trình diễn ra gồm nuốt nước ối, tiêu hóa và thải ra nước tiểu trong thời gian mang thai.
Thêm một thú vị nhỏ khác mà các mẹ phải biết từ tuần thứ 19 mầm răng được hình thành. Fluoride trong nước sẽ rất có lợi cho quá trình phát triển của thai nhi.

Tuần thứ 19 cơ thể mẹ thay đổi ra sao?
Sự thay đổi trong cơ thể mẹ ở tuần 19
- Ở tuần thứ 19 của thai kỳ, phổi của mẹ hoạt động nhiều hơn. Biểu hiện thở nhanh, hụt hơi có thể xảy ra ở một số phụ nữ mang thai.
- Quý 2 thai kỳ, các mẹ bầu thường có vẻ xanh xao hơn bình thường. Đây là biểu hiện oestrogen cao trong cơ thể không phải dấu hiệu thiếu máu đáng lo ngại.
- Điều thay đổi thú vị khác là rốn của mẹ hơi nhô ra khác với thời con gái. Tuy nhiên, đừng ngạc nhiên hay lo lắng vì các bộ phận sẽ thay đổi hẳn sau sinh.
- Bầu ngực căng hơn, núm vú to hơn và quầng vú có màu sẫm hơn. Việc vùng ngực có sự thay đổi trong quá trình mang thai để kích thích tuyến sữa đảm bảo vai trò nuôi con của người mẹ.
- Số cân bắt đầu tăng nhiều hơn những tuần trước đó sẽ khiến mẹ ngạc nhiên và e ngại lấy lại dáng sau sinh. Lý do của việc tăng cân là do sự trao đổi chất của thai nhi ngày một mạnh mẽ và phát triển hoàn thiện các bộ phận. Vì thế, tăng cân ở giai đoạn này là hoàn toàn hợp lý nhưng vẫn đảm bảo chỉ số cơ thể chuẩn nhất.
Số cân bắt đầu tăng nhiều hơn những tuần trước đó sẽ khiến mẹ ngạc nhiên và e ngại lấy lại dáng sau sinh Sự thay đổi tâm lý của mẹ ở tuần 19
- Ở giai đoạn này bạn có thể cảm thấy căng thẳng một chút. Lý do là bởi không chỉ cơ thể mẹ tăng cân mà sự thay đổi hormone trong cơ thể cũng khiến dây chằng trở lên lỏng lẻo hơn, các khớp xương không còn vững chắc và làm mất sự cân bằng của cơ thể bà bầu.
Lưu ý của mẹ
Nếu đây là lần đầu tiên làm mẹ, hãy chấp nhận thay đổi thể chất lẫn cảm xúc. Hãy suy nghĩ tích cực bằng cách đọc sách, thư giãn bản thân, tham gia các lớp học chia sẻ kinh nghiệm mang thai. Bạn có biết, cảm xúc của người mẹ tác động đến thai nhi và biểu hiện rõ khi con chào đời. Chẳng hạn như, tâm lý lo âu kéo dài dẫn đến giảm khả năng phát triển IQ của con. Hoặc rối loạn tâm lý cũng khiến con chậm nói. Tóm lại, thai nhi có xu hướng bị ảnh hưởng bởi tâm trạng của người mẹ trrong lúc mang thai.

Lời khuyên của bác sĩ trong tuần 19
Có những tình huống làm mẹ lo lắng như sự hoạt động của bé yêu trong bụng mẹ. Thai nhi tuần thứ 19 thường chưa ổn định các cử động. Đôi khi, bé trở mình vặn vẹo, nấc cụt liên tục. Song có những ngày bé yêu hoàn toàn không động tĩnh gì. Điều này được bác sĩ lý giải là một sự bình thường. Vì giai đoạn các giác quan mới vừa phát triển nên chưa có sự thống nhất và ổn định. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài thì các mẹ nên thăm khám để được bác sĩ có những cách kích thích sự vận động của bé yêu.

Sức khỏe của mẹ và thai nhi tuần 19
Lưu ý về thực phẩm
Bổ sung sắt, khoáng chất dùng để tạo ra hemoglobin-thành phần giúp hồng cầu chuyển oxy đến tế bào. Ở tuần thứ 19 thai kỳ, mẹ cần nhiều sắt hơn để đảm bảo sự phát triển thai nhi thông qua nhau thai. Loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ, thịt gia cầm, các loại đậu và ngũ cốc.

Lưu ý về sức khỏe
Ở thời điểm này, bác sĩ có khả năng tiến hành kiểm tra chọc ối để kiểm tra những bất thường về mặt di truyền. Tuy nhiên, xét nghiệm này phải có chỉ định của bác sĩ nếu có nghi ngờ nào đó. Tốt nhất mẹ nên thảo luận và tìm hiểu và đưa ra quyết định.

Bổ sung dinh dưỡng
Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất để chống lại nguy cơ bệnh tật và tăng sức đề kháng. Nên tham khảo ý kiến bác sỹ để được tư vấn những loại vitamin cần thiết cho giai đoạn này

Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé !
Nguồn : https://www.webmd.com
Tham khảo các thông tin hữu ích
Sự phát triển thai nhi tuần 16
Sự phát triển thai nhi tuần 17