Quá trình phát triển của thai nhi tuần 32
Thai nhi tuần thứ 32, bé có kích thước của một củ đậu. Bé sẽ chiếm nhiều không gian hơn trong tử cung, cân nặng khoảng 1,7kg và dài khoảng 42,5 cm tính từ đầu đến gót chân.
Những đường nét cuối cùng của bé nay đã được hoàn thành: Lông mi, lông mày và tóc trên đầu bé trở nên rõ ràng. Lông tơ đã bao phủ cơ thể bé từ đầu tháng thứ 6 của thai kỳ dần rụng xuống, mặc dù một số lông tơ có thể vẫn còn trên vai và lưng của bé khi sinh
Thai nhi lúc này đã có thể nhắm mở mắt, nheo mắt, nhấp nháy và luyện tập điều tiết mắt. Nếu có ánh sáng mạnh xuyên qua bụng mẹ, bé đã có thể tự tránh đi, nhắm mắt lại, đồng tử điều tiết để hạn chế ánh sáng chiếu vào mắt.
Tuần thứ 32 mẹ thay đổi ra sao?
Sự thay đổi trong cơ thể mẹ ở tuần 32
Cơ thể của trẻ chiếm ngày càng nhiều chỗ trong bụng mẹ, khiến bụng mẹ lớn lên, việc sinh hoạt, làm việc, di chuyển của mẹ bầu cũng trở nên khó khăn hơn.
Thai nhi tuần thứ 32 Dung lượng máu trong cơ thể mẹ tăng lên 40–50% kể từ khi mẹ có thai. Hoạt động của tử cung đẩy lên gần cơ hoành và việc bụng mẹ đang chật chội có thể khiến mẹ khó thở và ợ nóng.
Mẹ cũng thường cảm thấy tê các ngón tay, cổ tay, bàn tay, chân hay nhiều vị trí khác trên cơ thể. Núm vú to hơn, sẫm màu hơn.
Thai nhi phát triển lớn đè lên dạ dày của mẹ làm cho cơ hoành và phổi bị o ép, gây ra cảm giác khó thở.
Thời điểm này, mẹ bầu tăng tiết dịch âm đạo, vì vậy cần vệ sinh phụ khoa sạch sẽ. Nếu có cảm giác dịch có mùi hay ngứa cần báo bác sỹ để được kiểm tra có viêm âm đạo không để điều trị phù hợp. Vì viêm âm đạo là một trong những nguy cơ gây sinh non cao.
Sự thay đổi tâm lý của mẹ ở tuần 32
Thai nhi tuần thứ 32, thời điểm này thật gấp rút, chỉ còn chưa đầy 2 tháng là em bé chào đời. Nếu đây là em bé đầu tiên thì chắc chắn lúc này mẹ rất háo hức chờ đợi và cả lo lắng.
Đừng để những nỗi lo lắng lấn át. Hãy cố gắng thư giãn, suy nghĩ tích cực, chuẩn bị chu đáo để chào đón và chăm sóc sinh linh bé bỏng của mình.
Lưu ý cho mẹ
Thời điểm này, cơ thể trẻ đã phát triển khá toàn diện. Lúc này nếu bé chào đời sớm thì cũng đã có thể tự phản xạ và điều khiển cơ thể. Tuy nhiên, trẻ sinh non luôn dẫn đến nhiều nguy cơ về sức khỏe và dinh dưỡng trẻ. Do đó thời điểm này mẹ cần lưu ý một số dấu hiệu và triệu chứng của nguy cơ sinh non:
Đau bụng hoặc cảm giác vùng bụng trước căng thành cơn.
Dịch tiết âm đạo bất thường: ra máu; ra dịch lỏng âm đạo, đó có thể là nước ối.
Nhất là có kèm theo chảy máu âm đạo và/hoặc đau bụng khả năng rất cao bé bị sinh non.
Thai đạp nhiều hay đạp ít, dưới 10 cử động trong vòng 2h.
Ngoài ra, nếu mẹ bầu thấy hay đau đầu; sốt; mệt mỏi, khó thở, tức ngực, ngất. Thì đó cũng là những triệu chứng bất thường, mẹ bầu cần tới viện khám ngay.
Lời khuyên của bác sĩ trong tuần 32
Trao đổi với bác sĩ
Ở thai nhi tuần 32, với những triệu chứng thường xuyên xuất hiện. Như đầy hơi, ợ nóng, táo bón, chóng mặt, chuột rút, sưng phù tay chân. Thì cách khắc phục là mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống lại sao cho khoa học và phù hợp, ngủ nghỉ đúng giờ giấc, thay đổi tư thế nằm, massage…
Các xét nghiệm cần thiết
- Khám thông thường: Đo cân nặng, huyết áp, nhịp tim, kiểm tra dấu hiệu phù, cao tử cung,…
- Siêu âm thai: Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi mốc cuối cùng (Nếu mốc 28 tuần chưa được kiểm tra)
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra lượng đường huyết, điện giải, men gan…
- Xét nghiệm nước tiểu, phân tích 10 thông số để đánh giá sức khỏe đầy đủ cho mẹ bầu và thai nhi. Từ đó bác sĩ sẽ có tư vấn và hướng dẫn mẹ bầu trong những thời gian cuối của thai kỳ.
Sức khỏe của mẹ và thai nhi tuần 32
Lưu ý về thực phẩm
Vào thời điểm thai nhi tuần thứ 32, cơ thể mẹ bầu đang có xu hướng tăng cân nhanh.
Trong khi cơ thể thai nhi cũng đang phát triển rất mạnh. Vì thế mà chế độ dinh dưỡng và thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn này.
Mẹ có thể bổ sung đạm cho cơ thể thông qua các nguồn thực phẩm như cá, trứng, bơ, sữa, đậu. Khi thai nhi 32 tuần, lượng đạm mẹ cần bổ sung mỗi ngày là 75 – 100g.
Chất béo: Mẹ cũng cần bổ sung các loại axit béo tốt như Omega 3 trong các loại cá hồi, cá thu để não bộ của bé phát triển nhanh và thông minh hơn.
Chất xơ: Để phòng ngừa việc bị táo bón, mẹ bầu trong những tuần giai đoạn cuối thai kỳ này. Cần cung cấp đủ chất xơ từ các loại rau, củ cho cơ thể. Chất xơ có nhiều trong gạo lứt, bông cải xanh, các loại đậu, bánh mì, ngô, cần tây.
Lưu ý về sức khỏe
Việc tập yoga có thể làm dịu cả tâm trí và cơ thể, giảm căng thẳng về thể chất và cảm xúc của cơ thể mẹ trong suốt thời gian mang thai và đặc biệt là vào tuần thai thứ 32. Tham gia một lớp yoga trước khi sinh cũng là một cách tuyệt vời. Để gặp gỡ các bà mẹ khác và cùng giúp đỡ nhau vượt qua giai đoạn mang thai.
Bổ sung dinh dưỡng
Thai nhi tuần thứ 32, mẹ nên bổ sung thêm vitamin C trong các loại hoa quả như cảm, bưởi, quýt.
Bổ sung thêm sắt trong có trong trứng, rau muống, tim, gan, thịt nạc.
Bổ sung đầy đủ canxi giúp trẻ hoàn thiện xương, ngăn ngừa các bệnh về xương, khớp sau này. Canxi có nhiều trong hải sản, sữa chua, phô mai, sữa.
Xem thêm bài viết: Sự phát triển của thai nhi tuần 24 và những lưu ý
Nguồn tham khảo: WebMD
Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé !