Những điều cần biết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Khi trẻ vừa mới sinh
Lúc này sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cần được rất nhiều sự quan tâm. Vì đây là giai đoạn cơ thể trẻ rất non nớt, yếu đuối. Bạn cần biết cơ thể con sẽ thay đổi những gì để có hướng chăm sóc con tốt nhất.
Cơ thể của trẻ
- Thường khi trẻ mới sinh thì cơ thể trẻ thường cân nặng khoảng 2,5kg trở lên. Đây là cân nặng tiêu chuẩn trung bình của một đứa trẻ cần có.
- Bé sơ sinh thỉnh thoảng sẽ khóc nhưng phần lớn ngày đầu tiên bé sẽ ngủ hoàn toàn.
- Đầu bé hơi bẹp một chút do bị kéo đẩy. Đặc biệt với các mẹ sinh con lần đầu hoặc sinh con khi đã lớn tuổi. Thì đầu của bé trông sẽ méo mó hơn rất nhiều. Chỉ sau 2-3 tuần sinh, điều này sẽ biến mất một cách tự nhiên.
- Khuôn mặt bé mới sinh thường trông sưng hơn, đặc biệt là phần mí mắt. Trẻ thậm chí có gỉ mắt dính nên y tá phải nhỏ thuốc sát khuẩn cho bé ngay khi mới chào đời.
- Với các bé gái, mẹ cũng đừng hoảng hốt nếu thấy mũi bé tẹt một cách kì dị.
- Sự phát triển của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi ngoại hình sẽ không giống với bố mẹ.
Sức khỏe của trẻ
- Bình thường trẻ sẽ đi vệ sinh trong vòng 24 giờ đầu tiên sau sinh.
- Màu da của trẻ sẽ xỉn màu.
- Nhiệt độ cơ thể bé trong 24 giờ này bằng với cơ thể mẹ. Sau đó sẽ giảm dần xuống từ 1-30C.
Cách chăm sóc cho sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Chăm sóc trẻ trong những ngày đầu tiên
Cách chăm sóc
- Trong khoảng thời gian này trẻ rất yếu ớt nên cần sự chăm sóc nhẹ nhàng cẩn thận từ người chăm sóc.
- Đặc biệt là phần đầu của trẻ sơ sinh, phần xương đầu vẫn còn đang kém về độ cứng.
- Nên cho trẻ ngủ nhiều, bú nhiều, mẹ cần cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Không nên bỏ đi phần sữa đầu, vì phần sữa đầu có rất nhiều chất.
- Chú ý nhiệt độ phòng cũng như cơ thể trẻ. Không để trẻ quá nóng hoặc quá lạnh. Sẽ gây các vấn đề thần kinh cũng như hệ miễn dịch của trẻ.
- Nên ôm trẻ khi đi ngủ, để chắc rằng cơ thể trẻ không xảy vấn đề gì trong những ngày đầu.
- Chú ý vệ sinh rốn trẻ bằng nước muối sinh lý và để mở chỗ rốn của trẻ sơ sinh.
Các biểu hiện cơ thể trẻ mới sinh nên và không nên có
- Đi ngoài phân su, phân có màu xanh thẫm hoặc không mùi, đặc quánh. Là biểu hiện cơ trẻ bình thường.
- Nếu quá 2 ngày mà không thấy trẻ đi ngoài phân su, giảm cân hay vàng da; thường xuyên bị sặc khi bú; khó thở, tím tái, cứng hàm, khóc nhiều, ngủ li bì. Đây là biểu hiện cơ thể trẻ bất thường. Mẹ cần lưu ý và đưa trẻ đi khám để đảm bảo cho sự phát triển cho cơ thể trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi.
Chăm sóc trẻ những ngày kế tiếp (2-3 tuần)
Cách chăm sóc
- Không để da bé tiếp xúc với các loại xà phòng thô; mỹ phẩm có chất kích thích.
- Cần thay tã ngay khi tã ướt và sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ với da.
- Luôn giữ cho da trẻ có độ ẩm thích hợp.
- Không để hóa chất độc hại ảnh hưởng đến mắt trẻ. Nếu trẻ bị chảy nước mắt và ghèn nhiều trong những ngày đầu sau sinh thì hãy vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý dành riêng cho trẻ.
- Sử dụng khăn riêng để lau mặt cho bé.
- Chú ý vệ sinh rốn trẻ bằng nước muối sinh lý và để mở chỗ rốn của trẻ sơ sinh.
Biểu hiện cần có của trẻ sơ sinh
- Bé sẽ bắt đầu thực hiện các động thái có kiểm soát hơn, tự nguyện. Mẹ sẽ chú ý đến sự thèm ăn và tăng trưởng.
- Bé sẽ ngủ ít hơn và thức dài hơn.
- Đến tuần này bé sẽ bắt đầu khóc nhiều hơn.
- Trẻ sẽ nhận thức được những gì xung quanh mình và có thể nhìn thấy các vật thể trong khoảng cách gần.
- Ở lứa tuổi này, mẹ nên cho trẻ đồ chơi sáng màu phù hợp với lứa tuổi của chúng.
Chăm sóc cho sự phát triển khi trẻ sinh được 4 tuần
Cách chăm sóc
- Ở tuần này bạn có thể cho trẻ ngậm ti giả. Nhằm tránh tình trạng trẻ ngậm mút ngón tay.
- Giao tiếp với trẻ để cho sự phát triển của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi được linh hoạt.
- Giai đoạn này vẫn lưu ý đến cơ thể, nhiệt độ của trẻ sơ sinh.
- Bạn vẫn chăm sóc cơ thể trẻ như những ngày đầu. Vẫn rất cần quan sát cẩn thận cơ thể trẻ lúc này.
Biểu hiện nên có cho sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
- Bé sẽ trải nghiệm khoảnh khắc nằm sấp, và giúp bé di chuyển cánh tay của mình và giữ đầu lên.
- Trong thời gian này, bé cũng sẽ bắt đầu tạo những tiếng ồn mới và sẽ bắt đầu chơi với đồ chơi.
- Một số em bé thậm chí có thể bắt đầu cười – nhưng đây không phải là điều chung cho tất cả trẻ sơ sinh.
Lưu ý cho sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Thời gian cho con ăn
Mẹ phải cho trẻ sơ sinh ăn từ hơn 10 lần một ngày, mỗi lần ăn cách nhau tầm 2 giờ đồng hồ,nếu con bú sữa bình thì có thể ăn từ khoảng 7 lần mỗi ngày.
Vệ sinh cho con
Mẹ nên cho con mặc tã vải để tránh ảnh hưởng đến làm da còn đang nhạy cảm của con. Nếu mẹ để con tã quần mẹ nên lưu ý thường xuyên để thay cho con. Tránh để trẻ mặc tã bị ẩm ướt.
Mẹ cần làm gì để con phát triển tốt nhất?
Bổ sung chất dinh dưỡng
Trẻ sẽ bắt đầu vận động thô vào thời gian từ tuần thứ 3-4. Nên mẹ chú ý bổ sung dưỡng chất cho cơ thể để có đủ chất cho con vận động.
Cho con vận động nhẹ nhàng
Trong giai đoạn này, mẹ nên tập cho con những bài tập nhẹ nhàng để giúp xương của con rắn chắc hơn.
Mẹ cũng nên lưu ý những phản xạ tự nhiên của bé để kiểm tra xem con có đang phản xạ tốt với môi trường xung quanh không như bé sẽ có những phản ứng khác nhau đối với những âm thanh khác nhau.
Kiểm tra phản xạ của con
Khi nghe những âm thanh chậm và nhỏ, con thường sẽ mở to mắt, mỉm cười nằm im. Khi nghe những âm thanh tương đối lớn và đột ngột, con sẽ có cảm ứng giật mình…
Khi bị ánh sáng chiếu vào mắt, con ngươi của con sẽ thu nhỏ lại, bé sẽ chớp mắt hoặc nhíu mắt.
Bài viết này giải đáp các một cách khách quan và chính xác cho sự phát triển của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi. Hi vọng bạn những thông tin này giúp ích cho bạn.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
- Cẩm nang phát triển cho trẻ
- Kỹ năng chăm con
- Phương pháp dạy con
Bài viết được tham khảo: wikimedia