Gây tê màng cứng là phương pháp giảm đau phổ biến nhất khi chuyển dạ. Mẹ bầu thường yêu cầu gây tê màng cứng nhiều hơn bất kỳ phương pháp giảm đau nào khác.
Khi ngày lâm bồn sắp đến, bạn cố gắng tìm hiểu càng nhiều càng tốt về các lựa chọn giảm đau để chuẩn bị tốt hơn. Ngoài ra có thể quyết định trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.
Hiểu được cách thực hiện cũng như lợi ích và rủi ro của chúng sẽ giúp bạn trong việc ra quyết định trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.
Gây tê màng cứng là gì?
Gây tê ngoài màng cứng là gây tê để ngăn chặn cơn đau ở một vùng cụ thể của cơ thể.
Mục tiêu của một gây tê màng cứng là cung cấp thuốc giảm đau, hoặc đau nhẹ nhõm. Chứ không phải gây mê toàn thân và mất kiểm soát. Điều này dẫn đến chỉ giảm cảm giác ở nửa dưới của cơ thể.
Gây tê màng cứng được thực hiện ra sao?
Tư thế
Bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ nằm nghiêng một bên hoặc ngồi khi thực hiện gây tê ngoài màng cứng. Các nữ hộ sinh cũng sẽ giúp bạn chọn lựa được tư thế phù hợp nhất trong khi có dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh.
Phương pháp
Thuốc tê được đưa vào các khoang ngoài màng cứng, xung quanh các dây thần kinh cột sống ở phần thắt lưng của mẹ bầu. Từ đó, thuốc sẽ phát huy tác dụng ở khi vực xung quanh vị trí được tiêm, chặn các xung thần kinh từ các đoạn cột sống dưới, chi phối các khu vực tương ứng trên cơ thể.
Khi sản phụ nằm xuống, thuốc tê sẽ được đẩy qua ống thông và được nối với một bơm cung cấp thuốc tê liên tục trong quá trình sinh nở.
Lợi ích của gây tê ngoài màng cứng khi chuyển dạ là gì?
- Gây tê màng cứng có ưu điểm lớn nhất là giảm đau trong quá trình chuyển dạ kéo dài.
- Giảm bớt sự khó chịu khi sinh con, có trải nghiệm sinh nở tích cực hơn.
- Thông thường, gây màng cứng sẽ cho phép bạn tỉnh táo và vẫn tham gia tích cực trong khi sinh con.
- Nếu sinh mổ, gây tê ngoài màng cứng sẽ cho phép bạn tỉnh táo. Giúp giảm đau hiệu quả trong quá trình phục hồi.
- Việc sử dụng gây tê ngoài màng cứng trong khi sinh con liên tục được cải tiến. Phần lớn thành công của nó phụ thuộc vào kỹ năng của người được thực hiện.
Những rủi ro của gây tê ngoài màng cứng khi chuyển dạ là gì?
- Chất dịch gây tê có thể khiến huyết áp của bạn đột ngột giảm. Vì lý do này, huyết áp của bạn sẽ được kiểm tra thường xuyên để giúp đảm bảo lưu lượng máu đến em bé đầy đủ.
- Mẹ bầu sẽ rất khó chịu khi phải giữ nguyên một tư thế trong suốt 15-20 phút. Đợi ống truyền vào khoang màng cứng được đặt. Và mẹ bầu sẽ phải đợi thêm 5-20 phút nữa để thuốc phát huy tác dụng.
- Tùy vào liều lượng và loại thuốc. Mẹ bầu có thể bị tê liệt, mất cảm giác và nặng hơn là không đứng dậy được cho đến khi thuốc hết tác dụng.
- Gây tê màng cứng không đúng thời điểm sẽ khiến cơn chuyển dạ kéo dài, thậm chí là khó sinh. Do mẹ mất cảm giác ở phần dưới cơ thể làm phản xạ đẩy xuống bị yếu đi. Trường hợp nguy hiểm khi ối cạn hoặc quá lâu mà em bé không ra ngoài được có thể bị ngạt.
Xem bài viết liên quan: 8 Khoảnh khắc kỳ diệu sinh con của người mẹ
Sự thật về phương pháp khởi phát chuyển dạ; 5 Cách giúp mẹ bầu hạn chế việc sinh mổ
Mẹo sinh con nhanh chóng ít đau đớn ; Làm sao để vượt cạn thành công?
Dấu hiệu chuyển dạ phổ biến mẹ nên biết;
Nguồn: Tổng Hợp
Đừng quên ghé Medplus.vn để cập nhật tin tức tổng hợp nhé!