Cùng Medplus tìm hiểu thử tần số thở bao nhiêu là bình thường bạn đọc nhé!
1. Tần số thở là gì?
Tần số thở (nhịp thở) là giá trị đo về số lần thở trong một phút. Tần số thở được điều hoà và kiểm soát bởi trung tâm hô hấp. Nguyên tắc chung để theo dõi tần số thở:
- Đối tượng đo cần được nghỉ ngơi trước khi vào thực hiện đo khoảng 15 phút.
- Đối tượng trước đo tần số thở không sử dụng thuốc kích thích hô hấp hay tiêm hay các hoạt động khác ảnh hưởng tới nhịp thở.
- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và y lệnh theo dõi nhịp thở.
- Kết quả đo được ghi lại chính xác, rõ ràng.
2. Các chỉ số về tần số thở
Nhịp thở bình thường sẽ có các đặc điểm như: quá trình hô hấp đều đặn, êm dịu, không khí qua mũi từ từ và sâu.
Tần số thở bình thường ở người lớn từ 16 – 20 lần/phút, nhịp thở đều, biên độ thở đạt trung bình, thì hô hấp mạnh và thời gian thở ra ngắn.
Tần số thở bình thường ở trẻ em sẽ được chia theo từng tháng tuổi/tuổi:
- Trẻ sơ sinh: 40 – 60 lần/phút
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 35 – 40 lần/phút
- Trẻ từ 7 – 12 tháng: 30 – 35 lần/phút
- Trẻ từ 2 – 3 tuổi: 25 – 30 lần/phút
- Trẻ từ 4 – 6 tuổi: 20 – 25 lần/ phút
- Trẻ từ 7 – 15 tuổi: 18 -20 lần/phút
3. Các ảnh hưởng đến tần số thở
Trung tâm hô hấp
Trung tâm hô hấp nằm ở cầu não và hành não, bao gồm nhiều nhân xám điều khiển hầu hết các hoạt động của hô hấp bao gồm tần số thở.
Trung tâm hô hấp điều hòa tần số thở thông qua các dây thần kinh ly tâm tới cơ hô hấp – nhóm cơ thực hiện hoạt động thở ra và hít vào (cơ hoành, cơ liên sườn…).
Trong điều kiện bình thường, trung tâm này phát nhịp để duy trì nhịp thở đều đặn, nhịp nhàng. Một số rối loạn ở cầu não và hành não ảnh hưởng tới trung tâm hô hấp dẫn tới rối loạn tần số thở. Ví dụ: nhồi máu cầu não gây rối loạn nhịp thở.
Trung tâm này còn có liên hệ lên trên là đồi thị và vỏ não nên các thay đổi về cảm xúc, hành vi cũng gây ảnh hưởng nhất định đến tần số thở.
Nồng độ CO2 và pH máu:
Nồng độ CO2 máu ảnh hưởng quan trọng đến tần số thở . Bình thường CO2 được duy trì với nồng độ ổn định trong máu nhờ sự điều hòa của nhiều cơ chế trong đó có điều hòa bằng tần số thở.
Nồng độ CO2 máu tăng lên do nhiều nguyên nhân như ứ khí của bệnh COPD, hen phế quản,…, khi đó sẽ được nhận cảm ở xoang cảnh và quai động mạch chủ và đưa tín hiệu lên trung tâm hô hấp làm tang nhịp thở để đào thải bớt CO2 trong máu đưa nồng độ CO2 về mức ổn định.
pH máu và CO2 có mối quan hệ trực tiếp với nhau. Khi CO2 tăng làm pH máu tăng từ đó gây nên nhiều rối loạn cho cơ thể và cũng kích thích làm tăng nhịp thở. Ngược lại, khi pH máu giảm, thì cơ thể điều chỉnh bằng cách giảm tần số thở để giữ CO2 từ đó làm tăng pH máu đưa về chỉ số bình thường.
Nồng độ O2 máu:
O2 ít có tác động lên tần số thở hơn CO2. Tuy nhiên vẫn có tác động nhất định: khi nồng độ O2 thấp ban đầu sẽ gây thở sâu sau đó làm tăng tần số thở. Nồng độ O2 cũng tác động đến xoang cảnh và quai động mạch chủ gây tăng tính mẫm cảm với CO2.
4. Các thay đổi về tần số thở
Thay đổi về sinh lý
Thay đổi nhịp thở sinh lý đó là sự thay đổi ở người bình thường, khoẻ mạnh. Nhịp thở sẽ tăng nhanh do phải thở nhanh và sâu hơn bình thường. Sự thay đổi này thường gặp trong trường hợp: sau lao động, luyện tập thể dục, trời nắng nóng, oi bức,… Ngược lại, nhịp thở chậm đi sẽ gặp ở một số người nhờ có luyện tập thể dục, tập khí công nên nhịp thở sẽ chậm hơn so với người bình thường.
Thay đổi về bệnh lý
Trong trường hợp bệnh lý, nhịp thở sẽ thay đổi cả tần số thở, biên độ thở. Đây là tình trạng khó thở. Triệu chứng của khó thở thường gặp nhưng đôi khi nó rất khó khăn để chẩn đoán và điều trị, đặc biệt ở những bệnh nhân có cơn thở khó cấp tính. Khi xử trí cấp cứu các trường hợp khó thở, các bác sĩ cần lưu ý nguyên nhân có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân như: tắc nghẽn đường dẫn khí, bệnh tim mạch, bệnh lý hô hấp …
Nhịp thở Cheyne-Stokes: Thường gặp ở bệnh nhân xuất huyết não, u não, nhiễm độc. Nó có đặc điểm là khó thở và ngừng thở luân chuyển nối tiếp nhau. Trong một chu kỳ một phút:
- Ở thì 1 sẽ ngừng thở khoảng 15 – 20 giây do ức của trung khu hô hấp;
- Ở thì 2 sẽ bắt đầu bằng thở nông, nhẹ, từ từ rồi mới trở nên nhanh, sâu và mạnh. Tiếp sau đó lại chuyển thành nhịp thở nhẹ nhàng, rồi dừng lại và bắt đầu chu kỳ thở mới. Quá trình này làm cho nồng độ khí cacbonic tích luỹ cao trong máu và kích thích trung khu hô hấp.
Nếu gặp tình trạng khó thở thì bệnh nhân cần được khai thông đường thở qua đánh giá và kiểm soát đường thở. Sau đó, bác sĩ sẽ lựa chọn kỹ thuật tuỳ thuộc theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân để tiến hành khai thông đường thở, chẳng hạn như đặt nội khí quản, nghiệm pháp Heimlich, thở Oxy và thông khí nhân tạo.
Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về tần số thở là gì?, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :