Cùng Medplus tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng của tăng áp lực nội sọ bạn đọc nhé!

1. Hội chứng tăng áp lực nội sọ là gì?
Hội chứng tăng áp lực nội sọ là sự gia tăng áp lực trong não. Nó có thể do lượng dịch xung quanh tổ chức não tăng lên, chẳng hạn như tăng dịch não tủy, hay lượng máu trong não tăng lên do chấn thương hoặc khối u não vỡ.
Các mô não bị phù do chấn thương hoặc bệnh lý nào đó, có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng tăng áp lực nội sọ.
Chấn thương não có thể là nguyên nhân gây nên tăng áp lực nội sọ và hội chứng tăng áp lực nội sọ cũng có thể là nguyên nhân gây chấn thương não.
Tăng áp lực nội sọ là tình trạng rất nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Bệnh nhân cần được điều trị cấp cứu ngay lập tức nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh.
2. Triệu chứng tăng áp lực nội sọ
Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị tăng áp nội sọ như:
- Buồn nôn, nôn kèm nhức đầu, tình trạng này thường xảy ra vào buổi sáng
- Tình trạng tăng huyết áp
- Đau đầu, thường xuất hiện khi thay đổi tư thế
- Giảm khả năng ý thức
- Có sự nhầm lẫn về thời gian, vị trí
- Rối loạn tinh thần: phản ứng trì trệ, chậm chạp, kém linh hoạt
- Chóng mặt
- Xuất hiện các cơn động kinh
- Ù tai
- Rối loạn nội tiết
- Hôn mê
- Tầm nhìn giảm
- Thở nông
- Tình trạng mất ý thức
Các dấu hiệu của hội chứng tăng áp lực nội sọ có thể là những biểu hiện của một bệnh lý nghiêm trọng nào đó kèm theo tăng áp lực nội sọ, chẳng hạn như đột quỵ hay u não hoặc chấn thương não.
Các dấu hiệu của tăng áp nội sọ ở trẻ em cũng giống các triệu chứng ở người lớn. Nguyên nhân gây bệnh ở trẻ em thường là do trẻ bị bạo hành. Những trẻ bị tăng áp lực nội sọ dưới 12 tuổi sẽ có dấu hiệu bị giãn khớp sọ, do bản xương sọ còn mềm.
3. Nguyên nhân tăng áp lực nội sọ
Nguyên nhân thường gặp gây nên hội chứng tăng áp lực nội sọ là do chấn thương đầu gây ra.
Một số nguyên nhân khác gây nên tình trạng này bao gồm:
- Quá nhiều chất lỏng xung quanh não bộ và tủy xương sống ( dịch não tủy)
- Chảy máu trong não
- Sưng phù não
- Mạch não bị phình
- Một số vùng của não bị máu đọng lại
- Do khối u não
- Nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm não hoặc viêm màng não
- Huyết áp cao
- Đột quỵ
- Nồng độ oxy trong máu giảm
- Não úng thủy ( dịch não tủy tích tụ trong các khoang não)
- Cơn động kinh
- Co giật
- Do não bé: do hộp sọ nhỏ, liền thóp sớm
- Tình trạng xuất huyết não
4. Điều trị tăng áp lực nội sọ
Phương pháp điều trị hội chứng tăng áp lực nội sọ phụ thuộc vào tốc độ phát triển áp lực sọ não. Giảm áp lực bên trong hộp sọ chính là mục tiêu cấp bách nhất của điều trị tăng áp lực nội sọ.
Những biện pháp giảm áp lực nội sọ hiệu quả bao gồm dẫn lưu chất lỏng xung quanh não bộ và dịch tủy sống qua ống thông hoặc tạo ra một lỗ nhỏ ở sọ. Một số loại thuốc có thể làm giảm áp lực bằng cách lấy bớt dịch ra khỏi cơ thể, chẳng hạn như các loại thuốc có chứa mannitol và nước muối ưu trương. Bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng thuốc an thần nếu tình trạng tăng huyết áp khiến áp lực nội sọ tăng lên một cách nghiêm trọng.
Một số phương pháp điều trị tăng áp lực nội sọ khác ít được lựa chọn hơn, bao gồm:
- Một phần của hộp sọ được loại bỏ
- Dùng thuốc gây mê
- Hạ thân nhiệt hoặc làm lạnh cơ thể người bệnh
Bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây nên tình trạng vòng xoắn bệnh lý, khiến áp lực nội sọ ngày càng tăng, dẫn đến nguy cơ đột quỵ, co giật…thậm chí khiến não bị tổn thương không thể phục hồi. Bệnh để lâu, có thể gây nên biến chứng nguy hiểm như tụt não, gây tử vong ở người bệnh.
Tuy hội chứng tăng áp lực nội sọ không thể ngăn chặn được, nhưng bạn có thể phòng ngừa bằng cách tránh những chấn thương ở đầu. Khi di chuyển bằng xe máy nên đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn khi đi ô tô. Té ngã cũng là nguyên nhân thường gặp gây nên chấn thương đầu, nhất là ở người cao tuổi.
Khi thấy có sự xuất hiện của các dấu hiệu như nhìn mờ, đau đầu không rõ nguyên nhân, cần chụp CT hoặc MRI để loại trừ khả năng do tăng áp lực nội sọ.
Bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ cần phải được theo dõi và điều trị nguyên nhân gây nên bệnh.

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về căn hội chứng tăng áp lực nội sọ là gì? , hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :