Tại sao cần rạch tầng sinh môn khi sinh con?
Ở mẹ bầu lần đầu mang thai và sinh thường sẽ bị rạch tầng sinh môn. Thủ thuật rạch tầng sinh môn để chủ động mở rộng cửa mình giúp đầu em bé lọt ra dễ dàng và nhanh chóng. Tránh những tai biến như ngạt, sang chấn sản khoa và tầng sinh môn của người mẹ không bị rách.

Biến chứng thường gặp khi phẫu thuật rạch tầng sinh môn
Mặc dù phẫu thuật cắt TSM là cần thiết cho một số trường hợp, bạn vẫn có thể gặp một số biến chứng như sau:
- Đau đớn khi quan hệ tình dục: việc cảm thấy đau khi quan hệ sau phẫu thuật là rất phổ biến nhưng những cơn đau này sẽ giảm dần theo thời gian.
- Nhiễm trùng: nếu bạn thấy vết thương đỏ, sưng, đau hay có mùi thì rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng. Hãy đi khám ngay nhé.
Mặc dù phẫu thuật này là cần thiết cho một số trường hợp, bạn vẫn có thể gặp một số biến chứng - Sưng tấy và tụ máu: bạn hãy đi khám và nhờ bác sĩ khắc phục trường hợp này.
- Rò rỉ khí hoặc phân: mô trực tràng bị tổn thương sẽ gây ra hiện tượng này
- Chảy máu: thường vết thương sẽ ngừng chảy máu khi bác sĩ đã khâu nhưng nếu bạn vẫn chảy máu thì hãy tham khảo bác sĩ ngay.
Làm thế nào để giảm nguy cơ phải cắt tầng sinh môn?
Để giảm khả năng mà bạn phải cắt tầng sinh môn và để dễ dàng sinh mà không cần rạch:
- Thảo luận với bác sĩ sớm về việc bạn không muốn cắt tầng sinh môn khi sinh – có thể rất khó để bác sĩ đồng ý, trừ khi bạn có một lý do chính đáng.
- Tập các bài tập Kegel trong suốt thai kỳ.
- Thường xuyên massage đáy chậu 6-8 tuần trước ngày dự sinh.
- Đặt một miếng gạc ấm vào đáy chậu trong thời gian chuyển dạ để làm mềm da, giúp nó căng ra tốt hơn.
- Đứng hoặc ngồi xổm trong khi rặn em bé ra ngoài.
- Tập trung hết sức và rặn trong khoảng 5-7 giây và nghỉ thư giãn (thay vì cố sức rặn trong 10 giây khi mà bạn đang cần giữ hơi).
- Hãy nhờ bác sĩ hoặc nữ hộ sinh giữ chặt đáy chậu của bạn khi đầu của em bé vừa ra ngoài để bé không xổ ra quá nhanh gây rách tầng sinh môn.
Quyết định có thực hiện phương pháp này hay không sẽ được bác sĩ đưa ra trong quá trình sinh hoặc trong phòng sinh khi đầu em vừa ra ngoài. Bạn cũng đừng quá lo lắng nếu phải thực hiện rạch TSM. Vì cách này cũng khá phổ biến và đôi khi là vô cùng cần thiết đấy.

Chăm sóc tầng sinh môn
Sau khi rạch TSM và được khâu, mẹ nên chăm sóc vết thương này để tránh bị nhiễm trùng.
- Mặc đồ lót thoáng, rộng rãi, sạch sẽ.
- Vận động nhẹ nhàng, giúp máu huyết lưu thông, vết thương bớt sưng.
- Vệ sinh vùng kín với nước ấm hay nước muối pha loãng, 3 lần/ngày.
- Đại hoặc trung tiện tránh dây bẩn và đông vết khâu gây buốt rát.
- Ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước để tránh táo bón.
- Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi vết khâu lành hẳn.
Xem bài viết liên quan: Rạch tầng sinh môn khi sinh thường – mẹ bầu đã biết?
Tổng hợp những vấn đề thường gặp sau sinh và cách xử lý
Những cách chăm sóc bầu vú sau sinh mẹ cần biết
Chăm sóc bé sau sinh – chăm sóc rốn cho trẻ sau sinh
Nguồn: Tổng Hợp
Đừng quên ghé Medplus.vn để cập nhật tin tức tổng hợp nhé!