Đăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An Gia

Sỏi bùn túi mật là bệnh gì?

Sỏi bùn túi mật là gì?

Sỏi bùn túi mật là một bệnh lý ít người biết đến. Nó là một bước đệm cho sự hình thành sỏi mật sau này. Nhiều người nghĩ rằng đây là một bệnh lý không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu để tình trạng kéo dài, nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: nhiễm khuẩn đường mật, ứ dịch mật, viêm túi mật… Nhưng nếu được phát hiện sớm và ngăn ngừa kịp thời thì có thể giảm được các biến chứng nguy hiểm.

Bài viết dưới đây của MedPlus sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về căn bệnh sỏi bùn túi mật này. Nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Sỏi bùn túi mật là gì?

Túi mật là một bộ phận của hệ thống đường dẫn mật, là một túi nhỏ nằm dưới gan, có màu xanh, hình quả lê, có tác dụng lưu trữ và cô đặc mật. Mật là chất do gan bài tiết ra và lưu trữ trong túi mật. Mật sẽ được túi mật tống xuất xuống ruột để tiêu hoá chất béo. Túi mật được cấu tạo gồm 3 phần gồm đáy, thân và cổ túi mật.

Sỏi bùn túi mật hay còn gọi là bùn túi mật được hình thành do sự lắng đọng, kết tinh của các thành phần trong túi mật như: chất nhầy, các tinh thể cholesterol, muối canxi… tạo thành bùn mật. Đa số nhiều người không biết mình có sỏi bùn trong túi mật. Do căn bệnh này thường xuất hiện và biến mất một cách âm thầm không để lại vấn đề gì nghiêm trọng cho người bệnh.

Tuy nhiên theo thời gian, một số trường hợp sỏi bùn túi mật có thể chuyển thành sỏi túi mật và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vì lẽ đó người ta còn gọi sỏi bùn túi mật là tiền thân của sỏi túi mật.

Nguyên nhân hình thành sỏi bùn túi mật

Theo một số nghiên cứu, nguyên nhân chính gây nên bệnh lý này là do tình trạng ứ đọng dịch mật lâu ngày trong túi mật. Điều này khiến các tinh thể cholesterol, muối canxi, sắc tố mật kết hợp với dịch nhầy dẫn đến hình thành sỏi bùn túi mật. Dịch mật ứ trệ càng lâu thì khả năng hình thành sỏi bùn càng cao.

Ngoài nguyên nhân chính trên, bệnh lý này còn do các nguyên nhân khác ít gặp hơn như:

  • Những người đang trong thai kì.
  • Những người nuôi ăn qua đường tĩnh mạch.
  • Giảm cân đột ngột.
  • Sử dụng các loại thuốc (thuốc tránh thai, thuốc mỡ máu…).

Dấu hiệu của bệnh sỏi bùn túi mật

Đa số các trường hợp sỏi bùn túi mật thường diễn tiến âm thầm không có triệu chứng điển hình. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể có các triệu chứng thoáng qua như:

Khi các triệu chứng xuất hiện điển hình, rõ ràng hơn thì cũng là lúc nó có thể đã gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm trùng đường mật, ứ tắc dịch mật, viêm tụy cấp…

soi bun tui mat 1 - Medplus
Những cơn đau bụng thoáng qua có thể là do sỏi bùn túi mật gây ra

Mức độ nguy hiểm của sỏi bùn túi mật

So với sỏi viên thì sỏi bùn túi mật diễn tiến âm thầm và không có triệu chứng điển hình. Tuy nhiên, chúng lại nguy hiểm hơn vì dễ gây ra các biến chứng hơn. Dưới đây là các biến chứng nguy hiểm của bệnh:

Viêm túi mật

Sỏi bùn khiến dịch mật ứ đọng lâu ngày. Điều này dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng và gây viêm túi mật. Khi túi mật bị viêm bệnh nhân sẽ có triệu chứng rõ ràng hơn như: đau bụng nhiều vùng hạ sườn phải, nôn ói, sốt…

Viêm tụy cấp

Dù chưa có nghiên cứu nào khẳng định rằng bệnh lý này gây biến chứng viêm tụy cấp. Tuy nhiên, người ta thấy rằng đa số các trường hợp viêm tụy cấp có sỏi bùn kèm theo.

Nhiễm trùng đường mật do tắc ống dẫn mật

Sự tích tụ lâu ngày của bùn mật sẽ gây nên tắc ống dẫn mật. Dẫn đến nhiễm trùng đường mật. Đây là một biến chứng khá nguy hiểm.

Sỏi túi mật

Sự tích tụ lâu ngày của bùn mật sẽ hình thành nên sỏi túi mật nếu không được điều trị kịp thời. Khi đó bệnh nhân sẽ có các triệu chứng điển hình của sỏi túi mật như: đau bụng hạ sườn phải, vàng da, sốt…

Trong nhiều trường hợp bệnh nhân bị sỏi bùn túi mật tái đi tái lại nhiều lần khiến bệnh nhân phải phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Tuy nhiên, sau khi cắt bỏ túi mật. Người bệnh vẫn gặp tình trạng bùn mật hình thành trong đường mật gây nhiều phiền toái cho người bệnh.

Đặc biệt nếu người bệnh xuất hiện các dấu hiệu như: đột ngột đau bụng hạ sườn phải dữ dội, sốt, nôn, ớn lạnh… Thì hãy đến các cơ sở khám chữa bệnh ngay để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Vì có thể sỏi bùn đã gây ra các biến chứng.

Điều trị sỏi bùn túi mật

Đa số các trường hợp của bệnh nếu không có triệu chứng hay không gây khó chịu cho người bệnh thì không cần điều trị. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ tư vấn nguy cơ các biến chứng mà sỏi bùn túi mật có thể gây ra. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt bỏ túi mật: Các bác sĩ sẽ cân nhắc việc chỉ định phương pháp này nếu sỏi bùn gây viêm túi mật. Hoặc làm cho bệnh nhân không được thoải mái. Phẫu thuật cắt túi mật nội soi được các bác sĩ chỉ định khi sỏi bùn gây viêm túi mật. Đây là một phương pháp khá an toàn, hiệu quả cao.
  • Thuốc tan sỏi như: Acid ursodeoxycholic, acid chonodeoxycholic… Các thuốc này giúp làm cân bằng các chất trong dịch mật và làm tan sỏi từ từ nhưng hiệu quả không cao và ít được dùng.

Phòng ngừa sỏi bùn túi mật

Sau khi đã biết mức độ nguy hiểm của bệnh lý này, việc nâng cao ý thức phòng ngừa sẽ giúp bạn tránh được các biến chứng mà sỏi bùn túi mật gây ra. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa:

Hạn chế ăn dầu mỡ

Chúng ta nên hạn chế ăn các món chứa nhiều dầu mỡ hay các thực phẩm giàu cholesterol. Giảm ăn các món ăn chiên, xào, thịt đỏ… Thay vào đó nên ăn các món ăn luộc, hấp, các loại cá…

Hạn chế ăn đồ ngọt, tinh bột

Các loại thực phẩm này dễ làm tăng cholesterol gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ. Điều này khiến sỏi bùn tăng nhanh kích thước. Vì thế ta nên cần hạn chế.

Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi

Các loại thực phẩm này giúp hạn chế việc hấp thu chất béo tại ruột và rất tốt cho quá trình tiêu hoá. Chúng cung cấp một lượng lớn vitamin và nguồn dinh dưỡng tự nhiên dồi dào cho cơ thể.

soi bun tui mat 2 1 - Medplus
Các loại rau củ giúp hạn chế hấp thu chất béo ngăn ngừa tình trạng sỏi bùn túi mật

Thực hiện lối sống lành mạnh

Chúng ta nên tăng cường vận động để hạn chế tình trạng béo phì. Và các vấn đề sức khoẻ khác có thể dẫn đến sỏi bùn túi mật. Người bệnh nên giữ tinh thần thoải mái, duy trì một sức khoẻ tốt để phòng ngừa bệnh.

Thường xuyên tập thể dục thể thao. Ít nhất 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày mỗi tuần để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đây là cách phòng bệnh hiệu quả.

Tẩy giun định kì và ăn uống hợp về sinh

Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá và các loại giun là một trong những nguyên nhân hình thành sỏi và gây ra các biến chứng xấu. Chính vì thế, chúng ta nên tẩy giun định kì 6 tháng một lần. Kết hợp với việc ăn chín, uống sôi và hạn chế các món ăn như gỏi sống, tiết canh…

Tóm lại, sỏi bùn túi mật là một bệnh lý khá phổ biến. Tuy nhiên, chúng ít khi biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Song, nếu để tình trạng kéo dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Chính vì thế, chúng ta không nên chủ quan đối với căn bệnh này mà cần nắm rõ về nó. Hi vọng bài viết trên của MedPlus đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về bệnh sỏi bùn túi mật. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề gì cần được tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé!

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: Gallbladder sludge: what is its clinical significance?

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

Related Posts

Next Post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

For security, use of Google's reCAPTCHA service is required which is subject to the Google Privacy Policy and Terms of Use.

I agree to these terms.