Đăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An Gia

Tất tần tật về bệnh viêm da cơ địa

viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa (eczema) là một tình trạng da phổ biến do miễn dịch hoạt động quá mức gây ra. Tình trạng này sẽ khiến làn da đỏ và ngứa, đặc biệt là vùng da ở mặt, mặt trước khuỷu tay và mặt sau đầu gối. Bệnh viêm da cơ địa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường phổ biến hơn ở trẻ em.

Triệu chứng viêm da cơ địa

Những dấu hiệu và triệu chứng viêm da cơ địa là gì?

Một số triệu chứng viêm da cơ địa phổ biến gồm:

  • Ngứa từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng, đặc biệt là vào ban đêm
  • Những mảng màu từ đỏ đến nâu xám, đặc biệt là ở bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, cổ tay, cổ, ngực trên, mí mắt, mặt trong khuỷu tay và đầu gối. Ở trẻ em, các mảng màu này xuất hiện ở mặt và da đầu.
  • Những vết sưng nhỏ có thể rỉ dịch nếu bị trầy xước
  • Da dày, khô, nứt và bong vảy
  • Da sần sùi, nhạy cảm và sưng do trầy xước

Bạn cũng có thể mắc các triệu chứng khác không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau đây:

  • Cảm giác không thoải mái (mất ngủ hoặc không thể tập trung làm các công việc hàng ngày)
  • Đau ở một vùng da
  • Nhiễm trùng da (da có màu đỏ, mủ và vảy vàng)
  • Tình trạng da không hiệu quả dù bạn đã tự điều trị
  • Tình trạng da gây ra các triệu chứng không phổ biến ở mắt hoặc thị lực

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên hoặc có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người không giống nhau. Tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm chi tiết.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây bệnh viêm da cơ địa?

Các chuyên gia vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa. Bệnh có khả năng liên quan đến sự kết hợp của các yếu tố sau:

  • Da khô và dễ bị kích ứng: điều này làm làn da không còn là một rào cản hiệu quả.
  • Một biến thể gene ảnh hưởng đến chức năng rào cản da.
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch.
  • Vi khuẩn, chẳng hạn như Staphylococcus aureus trên da tạo ra một lớp màng ngăn chặn các tuyến mồ hôi.
  • Điều kiện môi trường.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa?

Một số yếu tố có thể làm bạn tăng nguy cơ mắc viêm da cơ địa như:

  • Bệnh sử cá nhân hoặc gia đình mắc viêm da cơ địa, dị ứng, hen suyễn và viêm mũi dị ứng.
  • Người có nghề nghiệp là nhân viên y tế, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với tình trạng viêm da.
  • Sống ở thành phố.
  • Người Mỹ gốc Phi.
  • Trẻ nhỏ được đi nhà trẻ.

viem da co dia 3 1 - Medplus

  • Trẻ mắc bệnh tăng động giảm chú ý.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa?

Thực tế, không có một xét nghiệm cụ thể cho bệnh viêm da cơ địa. Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng này bằng cách kiểm tra da và bệnh sử của bạn. Đôi khi các xét nghiệm khác, như xét nghiệm Patch test (xét nghiệm tìm nguyên nhân dị ứng), sẽ giúp bác sĩ loại trừ các tình trạng về da khác cũng như xác định các vấn đề sức khỏe đi kèm bệnh viêm da cơ địa.

Những phương pháp nào giúp điều trị bệnh viêm da cơ địa?

Thực tế, không có cách điều trị cụ thể cho viêm da cơ địa. Một số thuốc có thể giúp giảm khó chịu do triệu chứng gây ra như:

  • Kem kiểm soát ngứa và viêm.
  • Các loại kem giúp phục hồi da, bao gồm các chất ức chế calcineurin như tacrolimus và pimecrolimus.
  • Thuốc chống nhiễm trùng.
  • Thuốc chống ngứa dạng uống.
  • Thuốc uống hoặc tiêm giúp kiểm soát viêm.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những biện pháp nào giúp kiểm soát bệnh viêm da cơ địa?

Một số thói quen sau đây có thể giúp bạn kiểm soát viêm da cơ địa:

  • Dưỡng ẩm cho làn da ít nhất hai lần một ngày.

viem da co dia 1 - Medplus

  • Tránh gãi vì sẽ làm trầy xước da.
  • Dùng băng ẩm và mát để che vết thương rỉ dịch.
  • Tắm nước ấm.
  • Chọn xà phòng nhẹ không có thuốc nhuộm hoặc nước hoa.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng.
  • Mặc quần áo cotton thoáng mát, có kết cấu mịn.
  • Kiểm soát stress và lo lắng.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: Atopic dermatitis

Atopic dermatitis (eczema)

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

 

Related Posts

Next Post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

For security, use of Google's reCAPTCHA service is required which is subject to the Google Privacy Policy and Terms of Use.

I agree to these terms.