Hiện tượng lưu thai xuất hiện khi nào?
Thông thường từ tuần thứ 6-7 thai kỳ, các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm. Và có thể phát hiện được tim thai. Tuy nhiên nếu phôi thai ngừng phát triển không còn sự sống; và lưu lại trong tử cung có nghĩa thai bị chết. Trường hợp thai nhi không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ.
- Khi để thai chết trong cơ thể thì sẽ gây viêm nhiễm trong cơ thể mẹ.
- Tuổi thai càng lớn thì thời gian thai được phép ở lại trong cơ thể càng ngắn.
Nguyên nhân chết thai ở phụ nữ
- Do người mẹ: Các mẹ bị sốt cao; tim mạch; sản giật; mãn tính… Là những nguyên dẫn đến hiện tượng chết thai, đặc biệt là thai ở tuần thứ 7.
- Do thai nhi: Thai nhi gặp phải các bất thường về gene; nhiễm phóng xạ; chất độc hóa học; khuyết tật; rau thai quấn cổ… Dẫn đến hiện tượng thai chết.
Biểu hiện khi thai chết
- Tự nhiên mẹ bầu hết nghén, nếu thai còn nhỏ đang ở giai đoạn nghén.
- Nếu thai đã máy hoặc đạp thì thai phụ không thấy máy hoặc đạp nữa.
- Khi thai lưu, mẹ bầu có thể sẽ ra máu màu đen hoặc nâu.
- Bụng nhỏ dần đi, độ cao của đáy tử cung không tăng lên.
- Khi thai đã chết lưu, bụng có vẻ nặng, hơi tức và nhỏ đi, một số mẹ còn bị đau bụng và đi ngoài nhiều lần.
- Tâm trạng mẹ bồn chồn, bất thường, hay lo lắng.
- Nếu thời gian thai đã chết tương đối dài sẽ khiến cho người mẹ có cảm giác chán ăn, toàn thân mệt mỏi, buồn nôn, hôi miệng, âm đạo chảy ra các chất có mủ,…
- Vỡ ối bất thường: nó sẽ đem đến rất nhiều nguy cơ cho người mẹ vì qua nơi màng ối rách. Vi khuẩn sẽ vào buồng ối và dạ con gây nhiễm khuẩn trầm trọng. Lúc này có thể nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.
Như vậy, có thể thấy việc ra máu khi thai bị chết lưu không phải lúc nào cũng xảy ra. Nhiều mẹ thậm chí không có bất kỳ một dấu hiệu nào khi thai bị lưu. Chỉ đến khi vào viện kiểm tra định kỳ, bác sĩ thông báo thì mới biết.
Cách phòng ngừa thai chết lưu
- Bố mẹ cần phải có chế độ ăn uống cẩn thận, tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… trước khi có ý định sinh bé.
- Trong quá trình mang thai, mẹ nên hạn chế làm việc nặng nhọc, quá sức.
- Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, khói bụi, ô nhiễm môi trường.
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái.
- Đi khám thai theo định kỳ hoặc thấy bất kỳ hiện tượng gì bất thường.
Bài viết này giải đáp các thắc mắc về thai lưu và nguyên nhân, biểu hiện khi chảy máu. Hi vọng bạn những thông tin này giúp ích cho bạn.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Kiến thức thai kỳ
- Quá trình sinh nở
- Thai nhi theo tuần
- Chuẩn bị mang thai
- Kỹ năng chăm con
- Phương pháp dạy con
Bài viết được tham khảo: wikimedia