Thái tử sâm có hình sợi dài hoặc hình con quay dài, hơi cong. Mặt ngoài màu trắng vàng, mịn, bóng. Thể chất: cứng, giòn, bề mặt gãy mịn, giống như sừng, có thể có bột. Mùi: nhẹ. Vị: hơi ngọt. Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu thái tử sâm hiện nay? Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!
1. Thông tin dược liệu
Tên thường gọi: Thái tử sâm
Tên khoa học: Pseudostellaria heterophylla (Miq.)
Họ: Cẩm chướng (Caryophyllaceae)
Đặc điểm dược liệu
Thái tử sâm có hình trụ nhỏ và dài hoặc hình thoi dài, hơi cong, đào từ 2 đến 10 cm, đường kính 0,2 – 0,6cm, đầu mút có ngấn thân, bề mật màu vàng tràng, khá láng bóng, hơi có vân dọc, chồ lõm vào có ngân rễ phụ. Chất cứng ma giòn, mặt cắt bằng phẳng, màu trắng vàng nhạt, có chất sừng; hoặc màu trắng, có tinh bột. Hương nhẹ, vị hơi ngọt. Loại nào con sâm mập đều, màu vàng trắng, không có rẻ chùm là tốt.
Bộ phận dùng
Rễ củ
Thu hái và chế biến
Khoảng đại thử (khoảng 22, 23, 24 tháng 7) đào, rửa sạch đất, bỏ vào trong nước sôi ngâm nóng, độ 3 ~ 5 phút lấy ra phơi khô, lúc rễ râu khô, thì xoa nhẵn rễ râu, sau đó phơi đến khô hòan tòan. Cũng có thể không ngâm qua nước nóng, sau khi bỏ đi rễ râu phơi khô trực tiếp.
Phân bố
Ở các vùng Hoa Đông, Hoa Trung, Hoa Bắc, Đông Bắc và Tây Bắc (Trung Quốc).
2. Công dụng và tác dụng chính
Thành phần hóa học
Thái tử sâm chứa amino acid, amylase, saponin(e), flavone, tannin, coumarin, sterol, triterpene và nhiều lọai nguyên tố vi lượng v.v….(Trung dược học).
Tính vị
- Trung dược đại từ điển: Ngọt, đắng, hơi ấm.
- Trung dược học: Ngọt, hơi đắng, bình.
- Bản thảo tái tân: Vị ngọt, tính ấm, không độc.
- Ẩm phiến tân sâm: Ngọt nhuận, hơi đắng bình.
- Trung dược chí: Ngọt đắng, hơi hàn.
Quy kinh
- Trung dược học: Vào kinh Tỳ, Phế.
- Bản thảo tái tân: Vào 3 kinh Tâm, Tỳ, Phế.
Tác dụng dược lý
Theo y học hiện đại
Theo các công trình nghiên cứu hiện đại thì thái tử sâm có hàm chứa chất đường trong hoa qua, chất tinh bột, chất nhầy…
Thái tử sâm sắc lấy nước cốt, có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của tế bào hạch rất rõ rệt.
Theo y học cổ truyền
Trị Phế hư ho, Tỳ hư ăn ít, tim hồi hộp, tự ra mồ hôi, tinh thần mệt mỏi. Ích khí kiện Tỳ, sanh tân nhuận Phế. Dùng vào Tỳ hư cơ thể yếu, sau khi bệnh hư yếu, khí âm không đủ, tự ra mồ hôi miệng khát, Phế kêu ho khan.
Cách dùng và liều lượng
Liều dùng: 9 ~ 30g.
Cách dùng: Sắc uống.
3. Bài thuốc chữa bệnh
Thái tử sâm ô mai ẩm (thuốc sâm ô mai)
Thái tử sâm 15g
Ô mai 15g
Cam thảo 6g
Đường phèn (hoặc đường kính) vừa phải.
+ Cho thái tử sâm, ô mai, cam thảo vào nước sắc lên, cho thêm đường uống thay trà.
+ Thích hợp với các bệnh viêm nhiệt về mùa hè.
Hao tổn khí huyết, nước bọt
Khát nước, ra nhiều mồ hôi, mệt mỏi v.v…
Sâm mạch trà (trà sâm mạch)
Thái tử sâm 9g
Phù tiểu mạch 15g
Bỏ thuốc vào cốc giữ nhiệt, đổ nước sôi vào ủ trong 20 phút
Uống thay trà ngày một thang.
+ Thích hợp chữa các bệnh:
Khí huyết thiếu hoặc khuy hư sau khi ốm dậy
Mệt mỏi rã rời, mồ hôi ra mãi không thôi
Ăn vào không thấy mùi vị
Tim đập hồi hộp, khô miệng….
Sâm hộc trà (trà sâm thạch hộc)
Thái tử sâm 15g
Thạch hộc 10g
Ngũ vị tử 6 hạt
+ Cả ba vị trên bỏ chung vào với nhau thái vụn nghiền nát thành bột mịn
Đổ nước sôi vào hãm, uống thay trà ngày một thang.
+ Thích hợp dùng trong các trường hợp:
Ốm do nhiệt, thươmg âm, khô miệng khát nước
Hoặc dạ dầy âm thiếu, đau âm ỉ bên trong.
Hay nôn khan, lưỡi trơn tưa lưỡi ít.
Người già hụt hơi đuối sức, đầu váng tâm hoảng loạn v.v…
Dục lân cao (bánh dục lân)
Thái tử sâm, phục linh, sơn dược, bột gạo lức mật ong, đường trắng, mỗi thứ sử dụng với liều lượng vừa phải.
+ Đem tất cả ép chung thành bột, nhào nặn thành bánh ngọt mà ăn.
+ Thích hợp chữa các chứng bệnh:
Trẻ con ăn không tiêu, rối loạn tiêu hoá, bị bệnh gù.
Tỳ hư, ỉa tháo tỏng, trùng tích v.v…
Thái tử sâm bách hợp ngân nhĩ thang (thang sâm bách hợp mộc nhĩ trắng)
Bách hợp 15g
Thái tử sâm 15g
Bạch mộc nhĩ (mộc nhĩ trắng) 12g
+ Cho nước vào nấu lên uống ngày một thang
+ Thích hợp với các bệnh:
Ho, thiếu khí, thiếu lực, mồm khô, ăn kém, lưỡi đỏ mà thiếu nước bọt, do tỳ vị khí âm lưỡng hư sinh ra.
4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu
Trong quá trình điều trị bệnh bằng thái tử sâm cần lưu ý: Không dùng chung với lê lô.
5. Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!
Lưu ý:
- Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
- Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
- Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn
Nguồn: tracuuduoclieu.vn
Xem thêm bài viết: