Tại sao cần phải tìm hiểu về chỉ số huyết áp, chúng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? Với thực trạng hiện nay, khi độ tuổi của các bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch ngày càng trẻ hóa, tạo nên những lo ngại về sức khỏe. Vì lẽ đó, hãy cùng với Medplus tìm hiểu xem chỉ số huyết áp là gì? Cần chuẩn bị những “hành trang” như thế nào để bảo vệ gia đình và bản thân bạn nhé!
1. Chỉ số huyết áp có ý nghĩa gì?
Câu hỏi cần được giải đáp đầu tiên đó là huyết áp là gì? Và chỉ số huyết áp nói lên điều gì?Huyết áp có thể hiểu một các tổng quát là hiện tượng áp lực máu tác động lên thành động mạch. Từ đó tạo ra các co bóp cho tim kèm theo là sức cản của mạch vành.
1.1. Chỉ số tâm thu và tâm trương
Tuy nhiên, huyết áp thay đổi một cách bất thường và dẫn đến nhiều nguy cơ tử vong do các bệnh lý từ tim mạch. Những thay đổi bất thường này được thể hiện bằng các con số mà ta có thể gọi chúng là chỉ số huyết áp. Do đó, huyết áp được thu lại bằng hai chỉ số, huyết áp tối đa (tâm thu) và huyết áp tối thiểu (tâm trương) biểu thị cho hoạt động của huyết áp.

Vì vậy, việc đo lường các chỉ số huyết áp cho ta biết được tình trạng sức khỏe cũng như khả năng lưu thông máu huyết của chủ thể.
1.2. Huyết áp như thế nào là bình thường
Theo bộ y tế, số đo huyết áp của một người bình thường là 120/80 mmHg (milimet thủy ngân), điều này cho thấy người đó có sức khỏe tốt và khả năng lưu thông máu ổn định. Bên cạnh đó là các mức xác định huyết áp của cá nhân như sau:
- Huyết áp thấp: huyết áp tâm thu dưới mức 100mmHg
- Huyết áp bình thường: huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg
- Huyết áp cao: là khi huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên
- Tiền cao huyết áp: mức chỉ số nằm giữa huyết áp bình thường và huyết áp cao. Trong khoảng tâm thu từ 120-139mmHg hoặc tâm trương từ 80-89mmHg.
2. Những nguy cơ do chỉ số huyết áp thay đổi gây ra
Sự thay đổi của các chỉ số huyết áp lên xuống đều dẫn đến những nguy cơ bệnh lý tương đương. Một người có huyết áp bình thường là khi ở người đó giữa huyết áp tâm thu và tâm trương có một khoảng cách nhất định. Khoảng cách càng rộng thể hiện mức huyết áp an toàn cho chủ thể. Cảnh báo nguy cơ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu khoảng cách giữa chúng ngày càng hẹp.

Những bệnh lý nghiêm trọng có thể xảy ra khi chỉ số huyết áp đột ngột tăng cao đều có liên quan đến:
- Tim mạch như nhồi máu cơ tim,
- Não bộ như tai biến mạch máu não,
- Các biến chứng về thận, mắt…
Lưu ý: Huyết áp giảm cũng dẫn đến những nguy hiểm không kém.
3. Chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp giúp các chỉ số huyết áp ổn định

Bổ sung các chất dinh dưỡng luôn là một trong những phương thức hữu hiệu giúp cơ thể chúng ta có thêm “tư liệu”, từ đó sản sinh ra các chất đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, người có chỉ số huyết áp thay đổi bất thường, việc có một chế độ ăn uống thích hợp và kết hợp việc vận động một cách hợp lí giúp cải thiện các huyết áp hiệu quả. Dưới đây là một số gợi ý chế độ ăn uống cũng như vận động quý độc giả có thể tham khảo:
- Ăn uống đầy đủ các bữa bữa với các thực phẩm giàu protein như: tôm, cua, cá, thịt trứng… Hay các thực phẩm giàu vitamin C, B như gạo lứt, rau xanh, hoa quả…
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể với 2 lít nước mỗi ngày (lượng nước tiêu chuẩn cho mỗi người).
- Nên tuân thủ việc đi ngủ đúng giờ đúng giấc và ưu tiên cho những chiếc gối thấp, khi thức dậy hay thay đổi tư thế cần vận động nhẹ nhàng trước.
- Nên hạn chế những hoạt động mạnh hoặc vận động quá sức.
4. Kết luận
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng quý đọc giả đã có thêm những thông tin cần thiết về ảnh hưởng của chỉ số huyết áp đến sức khỏe của chúng ta như thế nào. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Tham khảo các bài liên quan:
- Top 3+ thuốc điều trị huyết áp tốt nhất được khuyên dùng
- Bà bầu huyết áp cao nên ăn gì?
- 6 biến chứng nguy hiểm với trẻ em huyết áp cao
Nguồn thông tin: tổng hợp từ các nguồn