Khoai lang là loại củ ngon, bổ dưỡng và chế biến được nhiều món ăn ngon, đặc biệt là các món bánh. Trong đó, nổi bật là bánh khoai lang nhân phô mai với lớp vỏ giòn giòn cùng nhân phô mai béo ngậy, khiến ai cũng phải thích thú trong lần đầu thưởng thức. Để biết chi tiết về cách chế biến, mời cả nhà cùng tham khảo bài viết dưới đây của Medplus.
1. Nguyên liệu cần có cho món bánh khoai lang nhân phô mai
- Khoai lang 180gr
- Phô mai 30gr (Mozzallera)
- Bột gạo 100gr
- Phô mai 2 miếng
- Đường trắng 15gr
- Dầu ăn ½ chén
2. Mẹo chọn mua khoai lang ngon
- Cách chọn khoai lang mật, chị em nên chọn củ khoai lang còn cứng tươi, không bị thâm dập hay bị nứt, sứt. Không nên mua của quá to dễ bị xơ mà chỉ chọn củ cỡ vừa.
- Đặc biệt với cách lựa khoai lang bạn nên tránh những củ bị rỗ, có màu đen là những củ bị hà hay đã hỏng nếu bạn không biết cách lựa khoai lang thì những củ này chắc chắn không ăn được nhé.
3. Các bước thực hiện món bánh khoai lang nhân phô mai
- Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, cho vào nồi luộc chín, nghiền nhuyễn.
- Tiếp theo, cho 100gr bột gạo, 50gr đường trắng vào, trộn đều thành một hỗn hợp đồng nhất.
- Vo hỗn hợp khoai lang thành từng viên tròn, nhỏ. Cho phô mai, phô mai mozzarella, cắt nhỏ vào, vo tròn lại.
- Làm nóng dầu ăn trong chảo, cho bánh khoai lang nhân phô mai vào, chiên vàng giòn.
Mách nhỏ: Nếu thích ăn ngọt, sau khi để bánh ráo dầu, các bạn cho bánh vào chảo đảo nhanh với 1 thìa đường. Sao cho đường chảy và bám đều vào bánh là được.
- Món bánh này bạn để nguội bớt rồi dùng luôn khi còn giòn nhé!
4. Những ai không nên ăn bánh khoai lang nhân phô mai?
4.1 Người đang đói
Trong khoai lang có chứa nhiều đường, do vậy nếu ăn vào lúc đói sẽ gây tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua và trướng bụng. Do vậy để tránh tình trạng này thì bạn cần luộc chính khơi trước khi ăn, hoặc khi luộc khoai có thể cho thêm chút rượu để hủy chất men. Nếu bạn bị đầy bụng thì có thể pha nước gừng để uống. Quan trọng là Không ăn khoai lang thường xuyên vì nó chứa nhiều canxi có thể gây sỏi thận.
4.2 Người có hệ tiêu hóa kém
Những người có hệ tiêu hóa kém thường xuyên bị đầy hơi trướng bụng thì không nên ăn khoai lang. Do ăn khoai lang sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, càng sinh hơi trướng bụng.
4.3 Người bị bệnh thận
Khi thận yếu, chức năng loại bỏ kali dư thừa bị yếu đi. Trong khi đó, khoai lang lại chứa nhiều kali, chất xơ, vitamin A…. Ăn quá nhiều khoai lang có thể gián tiếp gây ra cho người bệnh thận. Những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.
4.4 Người có bệnh về dạ dày
Người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, viêm loét dạ dày, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính dù thèm cũng không nên ăn khoai lang. Vì có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
5. Một vài lưu ý khi ăn khoai lang
- Để bồi dưỡng nên ăn khoai lang vỏ đỏ ruột vàng. Để giảm cảm và chữa táo bón thì nên ăn khoai lang vỏ trắng ruột trắng.
- Nên ăn khoai lang với thực phẩm đạm động động hoặc thực vât để phát huy tối đa tác dụng.
- Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị sây sát, không gọt vỏ nếu không cần thiết.
- Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong vòng một tuần.
Từng viên bánh khoai lang nhân phô mai nhỏ xinh, vàng ươm trông thật bắt mắt. Cắn một miếng phô mai béo ngậy bên trong tan chảy cùng lớp vỏ giòn rụm ngon miễn bàn. Chỉ nhiêu đó thôi chắc chắn sẽ hạ gục khẩu vị của cả nhà cho mà xem.
Ngoài ra, còn nhiều tips nấu ăn hay ho, các bạn nhớ cập nhật Medplus thường xuyên nhé!
Nguồn: Tổng hợp