Thực đơn cho bé ăn dặm từ 6 đến 24 tháng tuổi là thực đơn bổ sung các hàm lượng chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho em bé trong từng độ tuổi phát triển, giúp hệ tiêu hóa của con được tốt hơn, đồng thời cũng đảm bảo bé không bị thiếu chất trong cơ thể.
Thông thường thì khoảng 6 tháng tuổi trở đi là mẹ đã có thể thực hiện một chế độ ăn dặm bước đầu cho con vì lúc này, cơ bản là hệ tiêu hóa của các cháu đã bắt đầu có khả năng hấp thụ được các chất bên cạnh nguồn sữa mẹ rồi. Vậy đâu là thực đơn ăn dặm cho bé bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu trong giai đoạn khôn lớn đầu đời?
Thực đơn cho bé ăn dặm từ 6 đến 24 tháng tuổi
Độ tuổi 6 đến 8 tháng tuổi
Chúng ta nên tập cho bé ăn ngũ cốc, trái cây và rau củ, cùng với 3 đến 5 lần uống sữa (tương đương với 500 đến 700 ml sữa bột/ngày).
Bữa sáng
1-2 muỗng canh ngũ cốc (loại dành cho bé sơ sinh). Khi bé ăn dặm, bạn không cần ăn với gạo, chúng ta có thể dùng những loại ngũ cốc thay thế khác như: yến mạch, lúa mạch.
Bữa trưa
- 1-2 muỗng canh ngũ cốc (loại dành cho bé sơ sinh).
- 2 muỗng canh trái cây hoặc rau củ xay nhuyễn (táo, xoài chín, khoai lang, đậu Hà Lan).
Bữa tối
- 1-2 muỗng canh ngũ cốc (loại dành cho bé sơ sinh)
- 1-2 muỗng canh trái cây hoặc rau quả (như cà rốt xay nhuyễn, bí, chuối, quả mơ).
Độ tuổi 8 đến 11 tháng tuổi
Thêm các loại thịt và thức ăn cỡ nhỏ vào chế độ ăn uống hàng ngày của bé, cùng với 3 đến 5 lần uống sữa (tương đương với 500 đến 700ml sữa bột/ngày)
Bữa sáng
- 2-3 muỗng canh ngũ cốc (loại dành cho bé sơ sinh)
- Khoảng 1 muỗng canh trái cây như kiwi xắt hạt lựu, chuối, đào chín, dưa hấu, dưa lưới.
Bữa trưa
- 2-3 muỗng canh ngũ cốc (loại dành cho bé sơ sinh)
- 2 muỗng canh trái cây xay nhuyễn
- 1 muỗng canh thức ăn cỡ nhỏ như: ngũ cốc nguyên hạt, một ít đậu phụ, bí xắt hạt lựu nấu chín.
Bữa tối
- 2 muỗng canh rau củ xay nhuyễn
- 1-2 muỗng canh thịt xay (thịt gà hay thịt bò)
- 1 muỗng canh thức ăn loại (cỡ) nhõ: 1 lát thơm nhỏ, đào chín, xoài, chuối thái hạt lựu.
Độ tuổi 12 đến 24 tháng tuổi
Thay thế bột dinh dưỡng bằng 2 cốc sữa nguyên chất mỗi ngày. Tuy nhiên, có khoảng 2% tỉ lệ ở bé có nguy cơ thừa cân. Vì vậy, chúng ta vẫn tiếp tục cho bé uống sữa bột nhưng vẫn đảm bảo là thức ăn ở dạng cứng là nguồn dinh dưỡng chính cho bé.
Bữa sáng
- 1 lát bánh mì nướng
- 1 quả trứng (luộc hoặc chế biến bằng cách khác)
- 6 lát nho + 56ml sữa
- Bữa ăn nhẹ: chuối xắt lát + 56ml sữa.
Bữa trưa
- 2 lát bánh mì nướng
- 1 lát pho mát
- 1/4 chén bông cải xanh nấu chín, mềm
- 56ml sữa
- Bữa ăn nhẹ: 1/4 tách bột ngũ cốc
- ¼ chén nho: dưa gang.
Bữa tối
- ½ chén mì với sốt cà chua
- 30gr thịt bò
- 2 muỗng canh rau xắt nhỏ, nấu chín, mềm
- 56ml sữa
- Bữa ăn nhẹ: 1/4 chén trái cây xắt nhỏ
- ¼ ly yogurt.
Con bạn có thể hấp thụ được tất cả các hydrat bé cần từ sữa mẹ và bột dinh dưỡng. Vì vậy, bạn nên cho bé tập uống bằng slippy cup (loại ly nhỏ, nắp có chỗ uống nhô lên) trong bữa ăn khi bé đạt 6 tháng tuổi để bé có thói quen uống bằng ly và nếm vị của nước lọc. Hãy tập cho bé uống nước trái cây, nhưng loại thức uống này dễ gây sâu răng và dẫn đến việc bị tiêu chảy đối với bé mới chập chững biết đi. Sau 1 tuổi, bạn nên đảm bảo cho bé uống 2 ly nước mỗi ngày.
Xem thêm bài viết:
- Nên cho trẻ uống sữa ít béo hay sữa nguyên kem?
- Giữ cơm trưa an toàn thực phẩm cho trẻ
- Thể dục cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt
Nguồn: verywellfamily