Thuốc Acebis 1g là gì?
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên “Acebis 1g”
Dạng trình bày
Thuốc Acebis 1g được đóng gói dạng bột pha tiêm
Quy cách đóng gói
Thuốc được sản xuất theo hộp 1 lọ, 10 lọ, hoặc hộp 1 lọ + 1 ống nước cất pha tiêm 5 ml
Phân loại
Acebis 1g là dạng thuốc ETC – có sự chẩn đoán của bác sĩ và thuốc được uống theo toa.
Số đăng ký
VD-16365-12
Thời hạn sử dụng
Thuốc Acebis 1g có thời hạn sử dụng 30 tháng kể từ ngày sản xuất
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Merap (Việt Nam)
Thành phần của thuốc Acebis 1g
Cefoperazon (dưới dạng Cefoperazol natri) 1g; Sulbactam (dưới dạng sulbactam natri) 1g.
Tác dụng của Cefoperazol:
- Cefoperazone kháng sinh bán tổng hợp nhóm cephalosporin thế hệ 3, có tác dụng diệt khuẩn do ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn đang phát triển và phân chia.
- Cefoperazone là kháng sinh dùng theo đường tiêm có tác dụng kháng khuẩn tương tự Ceftazidim.
- Cefoperazone rất bền vững trước các beta – lactamase được tạo thành ở hầu hết các vi khuẩn gram âm. Do đó, cefoperazon có hoạt tính mạnh trên phổ rộng của vi khuẩn gram âm.
- Cefoperazon thường có tác dụng chống các vi khuẩn kháng với các kháng sinh beta – lactam khác.
Tác dụng của Sulbactam
Sulbactam là chất có cấu trúc tương tự beta lactam nhưng có hoạt tính kháng khuẩn rất yếu. vì vậy không dùng đơn độc trong lâm sàng. Khi gắn vào beta lactamase, sulbactam làm mất hoạt tính của enzym này nên bảo vệ các kháng sinh có cấu trúc beta latam khỏi bị phân huỷ. Chính vì thế sulbactam dùng phối hợp với nhóm penicillin để mở rộng phổ tác dụng của penicillin với các vi khuẩn tiết ra beta lactamse như vi khuẩn ruột, E.coli, tụ cầu, Branhamella, Klebsiella, Neisseria, Proteus, các vi khuẩn kỵ khí Bacteroides, Acinobacter.
Công dụng của Acebis 1g trong việc điều trị bệnh
Trị các bệnh truyền nhiễm trùng gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm:
– Nhiễm trùng đường hô hấp (trên và dưới)
– Nhiễm trùng đường tiết niệu (trên và dưới)
– Viêm màng bụng, viêm túi mật, viêm đường mật, các bệnh nhiễm trùng ổ bụng khác.
– Nhiễm trùng máu
– Viêm màng não
– Nhiễm trùng da và mô mềm
– Nhiễm trùng xương, khớp
– Nhiễm trùng xương chậu, viêm màng trong dạ con, bệnh lậu, và các nhiễm trùng cơ quan sinh dục khác.
Đa trị liệu:
Do phổ kháng khuẩn rộng của thuốc tiêm cefoperazon/sulbactam nên có thể dùng riêng lẻ. Tuy nhiên, thuốc tiêm cefoperazom/sulbactam có thể kết hợp với kháng sinh khác nếu việc kết hợp được chỉ định. Khi dùng kết hợp với các kháng sinh nhóm aminoglycoside cần theo dõi chức năng thận trong suốt thời gian điều trị.
Cơ Chế Tác Dụng :
– Cefoperazone kháng sinh bán tổng hợp nhóm cephalosporin thế hệ 3, có tác dụng diệt khuẩn do ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn đang phát triển và phân chia.
– Cefoperazone là kháng sinh dùng theo đường tiêm có tác dụng kháng khuẩn tương tự Ceftazidim.
– Cefoperazone rất bền vững trước các beta – lactamase được tạo thành ở hầu hết các vi khuẩn gram âm.
– Sulbactam là chất có cấu trúc tương tự beta lactam nhưng có hoạt tính kháng khuẩn rất yếu. vì vậy không dùng đơn độc trong lâm sàng. Khi gắn vào beta lactamase, sulbactam làm mất hoạt tính của enzym này nên bảo vệ các kháng sinh có cấu trúc beta latam khỏi bị phân huỷ. Chính vì thế sulbactam dùng phối hợp với nhóm penicillin để mở rộng phổ tác dụng của penicillin với các vi khuẩn tiết ra beta lactamse như vi khuẩn ruột, E.coli, tụ cầu, Branhamella, Klebsiella, Neisseria, Proteus, các vi khuẩn kỵ khí Bacteroides, Acinobacter.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Acebis 1g
Cách sử dụng
Có thể dùng đường tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch. Bác sĩ là người trực tiếp đứng ra sử dụng
Đối tượng sử dụng
Thuốc Acebis 1g thích hợp cho mọi đối tượng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ
Liều dùng
- Người lớn:
Nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình: 1-2g (Cefoperazone) mỗi 12 giờ.
Nhiễm khuẩn nặng: 2-4g cách mỗi 12 giờ. - Liều bình thường ở trẻ em:
25-100mg/kg mỗi 12 giờ. - Người bị suy thận: không cần giảm liều Cefoperazone.
- Liều dùng cho người bị bệnh gan hoặc tắc mật: không được quá 4g/24giờ.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Acebis 1g
Chống chỉ định
Khuyến cáo của bác sĩ :
- Người có tiền sử dị ứng với các kháng sinh nhóm penicillin, sulbactam, cefoperazon hay bất cứ kháng sinh nào thuộc nhóm cephalosporin không nên sử dụng thuốc Acebis 1g.
- Cẩn trọng khi dùng cefoperazon và sulbactam cho bệnh nhân dị ứng với penicillin. Viên ruột kết màng giả đã được báo cáo ở bệnh nhân sử dụng cefoperazon và các kháng sinh phổ kháng khuẩn rộng khác. Phản ứng giống disulfiram đã được báo các ở bệnh nhân uống rượu trong vòng 72 tiếng sau khi dùng cefoperazon. Bệnh nhân cần được khuyên không nên uống uống rượu khi sử dụng thuốc tiêm cefoperazon/sulbactam.
Chú ý đề phòng:
PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ
- Thời kì mang thai
Cefoperazon và sulbactam có thể qua được hàng rào nhau thai. Chưa có đủ các nghiên cứu có kiểm soát tốt trên phụ nữ mang thai. Bởi vì các nghiên cứu trên hệ sinh sản của động vật không thể tiên đoán trên người, do đó, chỉ nên dùng thuốc cho phụ nữ mang thai khi thật cần thiết. - Thời kì cho con bú
Chỉ một lượng nhỏ cefoperazon và sulbactam được tiết vào sữa mẹ. Mặc dù cefoperazon và sulbactam ít bài tiết vào sữa mẹ, nhưng cần cẩn trọng khi sử dụng khi dùng thuốc cho bà mẹ đang cho con bú.
TÁC DỤNG CỦA THUỐC TRÊN NGƯỜI LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC
Trong nghiên cứu lâm sàng, cefoperazon/sulbactam không ảnh hưởng trên người lái xe và điều khiển máy móc.
Tác dụng phụ
- Nhìn chung thuốc dung nạp tốt và hầu hết các tác dụng phụ xảy ra ở mức độ nhẹ và trung bình.
- Các nghiên cứu lâm sàng so sánh và không so sánh trên 2500 bệnh nhân và quan sát thấy có các tác dụng phụ sau:
– Hệ tiêu hóa: giống như các kháng sinh khác, các tác dụng phụ xảy ra trên hệ tiêu hóa: tiêu chảy thường xảy ra với tỉ lệ khoảng 3,9%: cùng với buồn nôn và nôn ói 0,6%.
– Hệ da: giống với các kháng sinh nhóm penicillin và cephalosporin, dị ứng da với biểu hiện ban đỏ 0,6% và mày đay 0,8% đã được báo cáo.
– Hệ tạo máu: dùng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra thiếu bạch cầu có hồi phục, phản ứng Coomb dương tính ở vài bệnh nhân, giảm Hemoglobin và hồng cầu, giảm thoáng qua bạch cầu ưa acid, tiểu cầu và giảm prothrombin huyết.
Xử lý khi quá liều
- Có ít thông tin về ngộ độc cấp Cefoperazon sodium và Sulbactam sodium ở người. Quá liều có thể gây ra những biểu hiện quá mức củacáctác dụngkhông mong muốnđãbiết.Vìnồng độ beta -lactamcaotrongdịch não tuỷ có thể gây các tác dụng thần kinh gồm cả co giật nên cần lưu ý. Cả Cefoperazon và Sulbactam đều thẩm lọc được nên cóthể dùng biện pháp này để thải thuốc khỏicơthể khi có quá liều ở bệnh nhân có suy giảm chức năng thận.
- Đã có báo cáo về tác dụng phụ xảy ra khi dùng quá liều thuốc. Nồng độ của các kháng sinh β-lactamase trong dịch não tủy cao có thể gây tác dụng phụ trên hệ thần kinh như: động kinh nên theo dõi thận trọng. Trong trường hợp quá liều xảy ra do bệnh nhân suy thận, thẩm phân máu có thể loại bỏ cefoperazon và sulbactam ra khỏi cơ thể.
- Các triệu chứng quá liều bao gồm tăng kích thích thần kinh cơ, co giật đặc biệt ở người suy thận.
Cách xử lý khi quên liều
Thông tin về cách xử lý khi quên liều đang được cập nhật
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Cần phải có sự theo dõi từ bác sĩ sau quá trình dùng thuốc
Hướng dẫn bảo quản thuốc Acebis 1g
Điều kiện bảo quản
Bảo quản trong bao bì kín, nơi khô, dưới 30“C, tránh ánh sáng trực tiếp.
Thời gian bảo quản
Thông tin về thời gian bảo quản đang được cập nhật
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc Acebis 1g
Bạn có thể tham khảo một số Website bán thuốc uy tín chất lượng tại Việt Nam như Chợ y tế xanh.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc Acebis 1g vào thời điểm này.