Thuốc Atenolol là gì?
Thuốc Atenolol là thuốc ETC là thuốc chỉ định để điều trị hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, đau thắt ngực mạn, nhồi máu cơ tim sớm (trong vòng 12 giờ đầu) và dự phòng sau nhồi máu cơ tim, loạn nhịp nhanh trên thất.
Tên biệt dược
Tên biệt dược là Atenolol.
Dạng trình bày
Thuốc Atenolol được bào chế dưới dạng viên nén.
Quy cách đóng gói
Thuốc Atenolol được đóng gói theo hộp:
- Hộp 6 vỉ x 10 viên
- Hộp 10 vỉ x 10 viên
- Hộp 20 vỉ x 10 viên
Phân loại
Thuốc Atenolol thuộc nhóm kê đơn – ETC.
Số đăng ký
Số đăng ký là VD-21391-14.
Thời hạn sử dụng
Thuốc Atenolol có thời hạn sử dụng trong 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc Atenolol được sản xuất tại Công ty Cổ phần Dược phẩm TV. Pharm – Việt Nam.
Thành phần của thuốc Atenolol
Mỗi viên nén chứa:
– Atenolol có hàm lượng là 50 mg.
– Tá dược (Avicel, Amidon Deble, Gelatin, Natri Lauryisulfat, Magnesium Stearat, DST, Disolcel, Aerosil) vừa đủ 1 viên nén.
Công dụng của thuốc Atenolol trong việc điều trị bệnh
Công dụng của thuốc Atenolol là:
– Điều trị tăng huyết áp, đau thắt ngực mạn, nhồi máu cơ tim sớm (trong vòng 12 giờ đầu) và dự phòng sau nhồi máu cơ tim, loạn nhịp nhanh trên thất.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Atenolol
Cách sử dụng
Dùng thuốc theo đường uống.
Đối tượng sử dụng
Thuốc Atenolol được khuyến cáo sử dụng cho người lớn.
Liều dùng
Thuốc Atenolol được dùng như sau:
– Thuốc bán theo đơn. Dùng theo chỉ định của thầy thuốc.
– Tăng huyết áp:
- Liều khởi đầu 25 – 50mg/ngày/lần. Trong vòng 1- 2 tuần, nếu chưa đáp ứng tối ưu, có thể tăng lên 100mg/ngày hoặc kết hợp với thuốc lợi tiểu hoặc thuốc giãn mạch ngoại biên.
– Đau thắt ngực:
- Liều bình thường 50mg – 100mg/ngày.
– Loạn nhịp nhanh trên thất:
- Liều bình thường 50mg – 100mg/ngày.
- Đối với người có độ thanh thải creatinin 15 – 35 ml/phút: liều tối đa 50 mg/ngày.
- Đối với người có độ thanh thải creatinin dưới 15 ml/phút: liều tối đa 50 mg/ngày, cách 2 ngày dùng một liều.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Atenolol
Chống chỉ định
Thuốc chống chỉ định với đối tượng sau:
– Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Sốc tim, suy tim không bù trừ, blốc nhĩ – thất độ II và độ III, chậm nhịp tim có biểu hiện lâm sàng.
– Không được dùng kết hợp với verapamil.
Xử lý khi quá liều
Quá liều có thể xảy ra đối với những người khi phải điều trị cấp với liều từ 5g trở lên.
Biểu hiện quá liều thường gặp là: ngủ lịm, rối loạn hô hấp, thở khò khè, ngừng xoang, chậm nhịp tim, co thắt phế quản,…
Điều trị quá liều cần loại bỏ thuốc chưa được hấp thu bằng cách gây nôn, rửa dạ dày hoặc uống than hoạt. Atenolol có thể được loại bỏ khỏi tuần hoàn chung bằng cách thẩm tách máu. Những cách sử dụng khác cần được sử dụng theo hướng dẫn của thầy thuốc bao gồm:
- Chậm nhịp tim: Atropin tiêm tĩnh mạch. Nếu không có đáp ứng với sự phong bế dây thần kinh phế vị, có thể dùng isoproterenol một cách thận trọng. Nếu không đáp ứng, có thể chỉ định dùng máy tạo nhịp qua tĩnh mạch.
- Block tim (độ II hoặc độ III): dùng isoproterenol hoặc máy tạo nhịp qua tĩnh mạch.
- Suy tim: dùng digitalis và thuốc lợi tiểu. Glucagon có thể được dùng.
- Hạ huyết áp: dùng chất co mạch như dopamin hoặc adrenalin và liên tục theo dõi huyết áp.
- Co thắt phế quản: sử dụng các chất kích thích bêta 2 như isoproterenol hoặc terbutalin.
- Hạ đường huyết: truyền tĩnh mạch glucose.
Tùy theo mức độ nặng của triệu chứng, có thể cần chăm sóc hỗ trợ tích cực và các phương tiện hỗ trợ tim, hô hấp.
Cách xử lý khi quên liều
Cần thông báo cho bác sĩ hoặc y tá nếu một lần quên không dùng thuốc.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc Atenolol
Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật.
Tác dụng phụ của thuốc Atenolol
Các tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc:
– Thường gặp các tác dụng sau: yếu cơ, mệt mỏi, lạnh và yếu các đầu chi. Tiêu hóa, buồn nôn, tim đập chậm có thể dưới 50 lần/phút lúc nghỉ.
– Hiếm gặp: chóng mặt, nhức đầu, giảm tiểu cầu, hạ huyết áp tư thế, ngất, phát ban da, khô mắt, rối loạn thị giác.
Thông báo ngay cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Hướng dẫn bảo quản của thuốc Atenolol
Điều kiện bảo quản
Bảo quản nơi khô, ở nhiệt độ phòng không quá 30°C, tránh ánh sáng. Để thuốc xa tầm tay trẻ em.
Thời gian bảo quản
Thời gian bảo quản là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc Atenolol
Nơi bán thuốc
Thuốc được bán tại các nhà thuốc đạt chuẩn GPP, nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc phòng khám, các cơ sở được phép kinh doanh thuốc hoặc ngay tại Chợ y tế xanh.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc Atenolol vào thời điểm này.
Tham khảo thêm thông tin về thuốc Atenolol
Dược lực học
– Atanolol là thuốc ức chế thụ thể bêta-adranergic với tác động chủ yếu lên thực thể Bêta 1. Thuốc có tác dụng hạ huyết áp nhưng không có tác dụng ổn định màng.
Dược động học
– Sau khi uống, Atenolol được hấp thụ theo đường tiêu hóa. Khả dụng sinh học của Atenolol khoảng 45% nhưng có sự khác nhau giữa các người bệnh. Nồng độ tối đa trong huyết tương của thuốc đạt được trong vòng từ 2 – 4 giờ sau khi uống. Khoảng 6-16% Atenolol gắn với protein huyết tương.
– Thuốc được phân bố rộng rãi vào các mô ngoài mạch nhưng chỉ có một lượng nhỏ được tìm thấy trong hệ thần kinh trung ương.
– Atenolol chỉ được chuyển hóa một lượng nhỏ, dưới 10% của liều dùng được bài tiết là chất chuyển hóa. Phần lớn liều thuốc dùng được bài tiết qua thận dưới dạng không thay đổi. Nửa đổi trong huyết tương của thuốc từ 6 – 9 giờ đối với người lớn có chức năng thận bình thường.
– Tác dụng trên mạch và huyết áp dài hơn và duy trì được ít nhất 24 giờ. Nửa đời trong huyết tương của thuốc tăng lên đối với người có chức năng thận giảm và không bị ảnh hưởng bởi bệnh gan.
Tương tác thuốc
– Nguy hiểm khi kết hợp với verapamil, vì có thể gây hạ huyết áp, chậm nhịp tim, blốc tim và tăng áp lực tâm thất ở cuối tâm trương.
– Kết hợp với diltiazem có thể gây nhịp tim chậm, đặc biệt xảy ra ở những người bệnh bị suy tâm thất hoặc có tiền sử dẫn truyền không bình thường.
– Với các thuốc làm giảm catecholamine: có thể xảy ra hạ huyết áp, làm chậm nhịp tim, gây chóng mặt, ngất hoặc hạ huyết áp tư thế.
– Kết hợp với nifedipin có thể làm tăng suy tim, hạ huyết áp nặng hoặc hội chứng đau thắt ngực xấu đi.
– Kết hợp với Prazosin có thể xảy ra hạ huyết áp cấp ở tư thế đứng khi bắt đầu điều trị.
– Trong trường hợp kết hợp với clonidin, nếu phải ngưng thuốc thì nên ngưng sử dụng Atenolol vài ngày trước, sau đó ngưng từ từ clonidin.
– Trong trường hợp thay clonidin bằng atenolol, sau khi ngưng clonidin vài ngày mới được dùng atenolol.
– Có thể xảy ra tác động hiệp đồng đối với cơ tim trong trường hợp kết hợp atenolol với quinidin và các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm 1.
– Kết hợp với ergotamin có thể làm tăng co thắt mạch ngoai biên và ức chế cơ tim.
– Với các thuốc gây mê đường hô hấp: cloroform có thể gây ức chế cơ tim và cường phế vị.
– Với insulin và các thuốc chữa bệnh đái tháo đường, atenolol có thể che lấp triệu chứng nhịp tìm nhanh do hạ huyết…
Thông báo ngay cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Atenolol:
– Người bị hen phế quản và người có bệnh phổi tắc nghẽn khác.
– Bệnh nhân suy thận nặng.
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai: thuốc có thể gây chậm nhịp tim ở thai nhi và trẻ mới sinh nên chỉ sử dụng khi thật cần thiết.
Phụ nữ cho con bú: Atenolol bài tiết vào sữa mẹ với tỉ lệ gấp 1,5 – 8,8 lần so với nồng độ thuốc trong huyết tương người mẹ. Vì vậy không nên dùng cho người cho con bú.
Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc
Thận trọng khi dùng thuốc cho người lái xe và vận hành máy móc.